Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại công ty bảo hiểm AAA (Trang 26)

1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm hay của cả DNBH được thể hiện chủ yếu qua 2 chỉ tiêu chủ yếu là: doanh thu và lợi nhuận.

a/ Doanh thu

Doanh thu của một nghiệp vụ bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) của nghiệp vụ đó, bao gồm:

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm - Thu nhập từ hoạt động đầu tư

- Các khoản thu khác.

Nó là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác phục vụ cho phân tích hoạt động kinh doanh. Doanh thu cho ta con số tuyệt đối phản ánh quy mô của kết quả kinh doanh trong kỳ.

b/ Lợi nhuận

Lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của DNBH nói chung hoặc của một nghiệp vụ bảo hiểm. Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Hoặc

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế -

( Chi phí: là toàn bộ số tiền DNBH chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh)

Khi tính toán những chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, chi phí cho từng nghiệp vụ bảo hiểm cần đảm bảo nguyên tắc những khoản thu, chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ bảo hiểm phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó; những khoản thu, chi gián tiếp phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm

Hiệu quả kinh doanh của DNBH hay một nghiệp vụ bảo hiểm riêng là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và chính nghiệp vụ đó. Nó là sự so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó.

Hiệu quả kinh doanh được tính bằng công thức:

C K

H = hoặc H =KC

Trong đó:

- H: Hiệu quả kinh doanh - K: Kết quả

- C: Chi phí bỏ ra để có kết quả đó

Như vậy về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận (H=K/C) hoặc chiều ngược lại (H=C/K).

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một DNBH đối với nghiệp vụ bảo hiểm các chỉ tiêu thường được sử dụng là:

a/ Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung của nghiệp vụ: hiệu quả kinh doanh của DNBH đối với một nghiệp vụ bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ của nghiệp vụ đó:

C D

Hd = (1) hoặc He =CL (2) Trong đó:

- Hd, He : hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu, lợi nhuận.

- D: doanh thu trong kỳ.

- C: tổng chi phí chi ra trong kỳ. - L: lợi nhuận thu được trong kỳ.

Chỉ tiêu 1 phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu 2 phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nghiệp vụ bảo hiểm đem lại hiệu quả kinh doanh cao vì với mức chi phí cố định doanh nghiệp có mức doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng.

b/ Các chỉ tiêu hiệu quả theo khâu công việc

Hoạt động chủ yếu của DNBH là tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Triển khai mỗi nghiệp vụ này, DNBH thường thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm ba khâu cơ bản:

- Khai thác bảo hiểm (bán các dịch vụ, các SPBH); - Đề phòng hạn chế tổn thất (kiểm soát tổn thất); - Giám định và bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm

Các khâu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi khâu đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm và chúng đều

ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ đó nói riêng của toàn doanh nghiệp nói chung. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, DNBH có thể tiến hành đánh giá theo từng khâu sau đó tiến hành so sánh kết quả đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

Với mỗi khâu công việc, hiệu quả kinh doanh được tính theo những công thức khác nhau, nhưng vẫn dựa trên một quy tắc chung là so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó.

+ Đối với khâu khai thác: đây là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của DNBH nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Hiệu quả của khâu khai thác được đánh giá theo công thức:

KT KT KT C K H =

HKT : hiệu quả khâu khai thác

KKT : kết quả khai thác trong kỳ (có thể là doanh thu phí bảo hiểm, số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp…)

CKT : chi phí khai thác trong kỳ (tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc số hợp đồng)

+ Đối với khâu đề phòng và hạn chế tổn thất: nếu làm tốt khâu này số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm STBH. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin của khách hàng với DNBH và hơn thế nữa góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Hiệu quả của khâu này được đánh giá qua công thức:

CP LN HHC =

HHC: hiệu quả công tác đề phòng, hạn chế tổn thất LN: lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ

CP: chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất trong kỳ

Chỉ tiêu cho ta thấy: cứ một đồng chi phí chi cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ thì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, càng phản ánh công tác đề phòng, hạn chế tổn thất đem lại hiệu quả cao.

+ Đối với khâu giám định và bồi thường: là khâu quan trọng quyết định tới uy tín và hiệu quả kinh doanh của DNBH đối với một nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, toàn doanh nghiệp nói chung. Giám định luôn là khâu cơ sở để thực hiện bồi thường, qua khâu giám định DNBH sẽ đánh giá được những tổn thất đó có thuộc phạm vi bảo hiểm không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu. Hiệu quả của khâu này được đánh giá bằng công thức:

GD GD G C K H D =

HGD: hiệu quả giám định, bồi thường trong kỳ

KGD: kết quả giám định, bồi thường trong kỳ (có thể là số vụ tai nạn, rủi ro đã giám định/ bồi thường hoặc số khách hàng đã được bồi thường)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA

2.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA, tên giao dịch tiếng Anh là "AAA Assurance Corporation", trụ sở chính tại: 02 Bis Trần Cao Vân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, được Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập số 30/GP/KDBH ngày 28/02/2005.

Tham gia sáng lập công ty gồm 10 cổ đông, đó là: 1. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội; 2. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam; 3. Công ty Cổ phần tơ tằm Á Châu;

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình; 5. Bà Đỗ Thị Kim Liên;

6. Ông Nguyễn Ngọc Anh; 7. Ông Nguyễn Trọng Bảy; 8. Bà Trương Thị Quốc Khánh; 9. Ông Lê Việt Thành;

10.Ông Ngô Quang Dũng;

Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần

Sau 3 năm thành lập và hoạt động, Công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cụ thể là:

- Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 80.000.000 đồng, sau đó quyết định tăng vốn điều lệ lên 380.000.000 đồng tại công văn số 0758/CV/07- AAA ngày 07/09/2007 và được Bộ Tài Chính chấp thuận theo Quyết định số 30/GPDC8/KDBH của Bộ Tài chính. Đến ngày 18/10/2007 công ty lại có phương án tăng vốn điều lệ từ 380.000.000 đồng lên 1.500.000.000 đồng tại công văn số 891/CV/07-AAA gửi Bộ Tài Chính và được Bộ tài Chính chấp thuận về nguyên tắc tại công văn số 15828/BTC-BH ngày 22/11/2007.

Với việc tăng vốn điều lệ từ 80.000.000 đồng lên 1.500.000.000 đồng đã khẳng định cam kết phát triển, tiềm lực tài chính của Công ty từ đó đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh của Công ty.

- Hệ thống chi nhánh, văn phòng, trung tâm giao dịch toàn quốc tăng nhanh chóng từ 9 chi nhánh khi thành lập đến nay đã tăng lên hơn 50 văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch trải rộng khắp các khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ, với 500 nhân viên có trình độ, chuyên môn cao. Việc gia tăng nhanh chóng mạng lưới chi nhánh đã cho thấy sự mở rộng và vươn lên mạnh mẽ của Công ty trong việc triển mạng lưới hoạt động rộng khắp, phục vụ khách hàng tốt hơn và nhanh chóng, thuận tiện hơn.

- Cổ đông của Công ty cổ phần bảo hiểm AAA hiện nay đã có thêm một số nhà đầu tư lớn khác như: Tập đoàn Bankinvest – Đan Mạch, Ngân hàng EximBank. Đặc biệt là Tập đoàn Bankinvest – Đan Mạch, đây là một đối tác lớn đang quản lý nguồn vốn hơn 25 tỷ đô la Mỹ, trong đó có quỹ đầu tư PENN trị giá 80 triệu đô la Mỹ, đối tác này ngoài việc chuyển giao các bí quyết quản lý, phát triển kinh doanh sẽ là cầu nối Công ty với thị trường bảo hiểm Đan Mạch và các nhà đầu tư Đan Mạch.

- Các giải thưởng: Nhận "Vương miện vàng chất lượng Quốc tế" của Tổ chức sáng tạo quốc tế BID, dành cho doanh nghiệp đạt thành tựu xuất sắc về chất lượng phục vụ; được vinh dự xếp hạng trong top 100 Cúp Vàng Thương hiệu Việt 2007 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kinh Tế Việt Nam tổ chức.. Những danh hiệu này đã khẳng định thương hiệu và chất lượng của doanh nghiệp.

2.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh

a/ Lĩnh vực, nội dung và phạm vi hoạt động Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ

Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh:

+ Kinh doanh Bảo hiểm gốc:

- Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; - Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thiệt hại;

- Bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển, đường bộ, dường sắt, đường sông và đường không;

- Bảo hiểm xe cơ giới; - Bảo hiểm cháy, nổ;

- Bảo hiểm than tàu và TNDS của chủ tàu; - Bảo hiểm trách nhiệm chung;

- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; - Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

- Bảo hiểm nông nghiệp;

+ Kinh doanh Tái bảo hiểm:Nhận và nhượng Tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ;

+ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Địa bàn hoạt động: Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA được phép hoạt động trên phạm vi cả nước

Đối tượng khách hàng: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sinh

sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam

b/ Hệ thống kênh khai thác

Là một doanh nghiệp trẻ hoạt động trên thị trường, AAA cần thực hiện thật tốt chiến lược khai thác để chiếm lĩnh thị trường, tận dụng những ưu thế của mình, AAA thực hiện khai thác chủ yếu qua các kênh:

+ Khai thác trực tiếp qua các văn phòng và nhân viên khai thác:

Với đội ngũ hơn 500 nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực và tâm huyết, với hơn 50 văn phòng, chi nhánh khắp cả nước, Công ty mong muốn không những đem lại cho khách hàng những dịch vụ thật sự hoàn hảo mà còn mong muốn giúp khách hàng nhận thức được ý nghĩa của bảo hiểm và giá trị thật sự của những sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia.

+ Khai thác qua đại lý

Cũng như các công ty Bảo hiểm khác thì đại lý cũng là một kênh khai thác quan trọng của Công ty Bảo hiểm AAA. Với hơn 1000 đại lý hiện có đồng thời không ngừng phát triển các hệ thống đại lý rộng khắp cả nước, AAA mong muốn mang đến sự tiện lợi cho khách hàng và khai thác được các hợp đồng bảo hiểm một cách hiệu quả nhất. Vì các đại lý bảo hiểm hầu hết là người địa phương nên sẽ am hiểu về địa phương nên việc khai thác và chăm sóc khách hàng sẽ tốt hơn, mặt khác cũng sẽ tận dụng được các mối quan hệ của các đại lý. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường Việt Nam

nói chung và Bảo hiểm AAA nói riêng sẽ ngày càng phải chú ý và quan tâm phát triển hệ thống đại lý cả về chất và lượng.

+ Khai thác qua Ngân Hàng

Do trong cổ đông của công ty có những Ngân hàng như: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương nam, Ngân hàng Eximbank…vì thế quan hệ giữa bảo hiểm AAA và các Ngân hàng rất tốt và khai thác qua Ngân hàng cũng là một lợi thế của AAA. Thông qua các ngân hàng, công ty có được một lượng khách hàng đáng kể từ ngân hàng giới thiệu sang. Có thể coi đó như là một điều kiện trong việc vay vốn của khách hàng là nếu tham gia bảo hiểm thì phải lựa chọn AAA.

c/ Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2005:

Đây là năm công ty thành lập và đi vào hoạt động (từ tháng 3/2005), do vậy công ty chủ yếu tập trung vào hoàn thiện cơ sở vật chất, để từng bước đi vào hoạt động và ổn định kinh doanh. Khai trương vào 11/2005, sau đó công ty thực sự bước vào hoạt động khai thác bảo hiểm, bước đầu chủ yếu tập trung tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam.

Năm 2006:

Bước sang năm thứ hai chính thức đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm và sự năng động của mình, Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA đã thu được rất nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh đem lại những thay đổi to lớn so với năm 2005. Điều đó được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

- Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng xấp xỉ gấp 9 lần, nếu như năm 2005 đạt hơn 5 tỷ đồng, thì đến năm 2006 là trên 48,5 tỷ.

- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng gấp gần 13 lần, từ trên 2.5 tỷ đồng lên hơn 27,2 tỷ đồng.

- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng xấp xỉ 5 lần từ 4,3 tỷ lên 23,1 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm qua các năm 2005, 2006

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Doanh thu phí bảo hiểm gốc 5.080.510.379 48.576.240.474 Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm 268.125.996 2.812.964.358 Doanh thu thuần hoạt động kinh

doanh bảo hiểm

2.053.924.272 27.213.155.442

Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm

2.040.100.198 17.406.883.638

Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm

463.824.074 9.806.271.804

Lợi nhuận chiu thuế thu nhập doanh nghiệp

4.350.609.317 19.608.578.155

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Công ty AAA)

Đầu năm 2007

Bước sang năm thứ ba hoạt động kinh doanh bảo hiểm được triển khai, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2006, trên đà phát triển đó trong 6 tháng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại công ty bảo hiểm AAA (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w