Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại công ty bảo hiểm AAA (Trang 27 - 31)

Hiệu quả kinh doanh của DNBH hay một nghiệp vụ bảo hiểm riêng là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và chính nghiệp vụ đó. Nó là sự so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó.

Hiệu quả kinh doanh được tính bằng công thức:

C K

H = hoặc H =KC

Trong đó:

- H: Hiệu quả kinh doanh - K: Kết quả

- C: Chi phí bỏ ra để có kết quả đó

Như vậy về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận (H=K/C) hoặc chiều ngược lại (H=C/K).

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một DNBH đối với nghiệp vụ bảo hiểm các chỉ tiêu thường được sử dụng là:

a/ Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung của nghiệp vụ: hiệu quả kinh doanh của DNBH đối với một nghiệp vụ bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ của nghiệp vụ đó:

C D

Hd = (1) hoặc He =CL (2) Trong đó:

- Hd, He : hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu, lợi nhuận.

- D: doanh thu trong kỳ.

- C: tổng chi phí chi ra trong kỳ. - L: lợi nhuận thu được trong kỳ.

Chỉ tiêu 1 phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu 2 phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nghiệp vụ bảo hiểm đem lại hiệu quả kinh doanh cao vì với mức chi phí cố định doanh nghiệp có mức doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng.

b/ Các chỉ tiêu hiệu quả theo khâu công việc

Hoạt động chủ yếu của DNBH là tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Triển khai mỗi nghiệp vụ này, DNBH thường thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm ba khâu cơ bản:

- Khai thác bảo hiểm (bán các dịch vụ, các SPBH); - Đề phòng hạn chế tổn thất (kiểm soát tổn thất); - Giám định và bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm

Các khâu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi khâu đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm và chúng đều

ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ đó nói riêng của toàn doanh nghiệp nói chung. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, DNBH có thể tiến hành đánh giá theo từng khâu sau đó tiến hành so sánh kết quả đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

Với mỗi khâu công việc, hiệu quả kinh doanh được tính theo những công thức khác nhau, nhưng vẫn dựa trên một quy tắc chung là so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó.

+ Đối với khâu khai thác: đây là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của DNBH nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Hiệu quả của khâu khai thác được đánh giá theo công thức:

KT KT KT C K H =

HKT : hiệu quả khâu khai thác

KKT : kết quả khai thác trong kỳ (có thể là doanh thu phí bảo hiểm, số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp…)

CKT : chi phí khai thác trong kỳ (tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc số hợp đồng)

+ Đối với khâu đề phòng và hạn chế tổn thất: nếu làm tốt khâu này số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm STBH. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin của khách hàng với DNBH và hơn thế nữa góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Hiệu quả của khâu này được đánh giá qua công thức:

CP LN HHC =

HHC: hiệu quả công tác đề phòng, hạn chế tổn thất LN: lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ

CP: chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất trong kỳ

Chỉ tiêu cho ta thấy: cứ một đồng chi phí chi cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ thì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, càng phản ánh công tác đề phòng, hạn chế tổn thất đem lại hiệu quả cao.

+ Đối với khâu giám định và bồi thường: là khâu quan trọng quyết định tới uy tín và hiệu quả kinh doanh của DNBH đối với một nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, toàn doanh nghiệp nói chung. Giám định luôn là khâu cơ sở để thực hiện bồi thường, qua khâu giám định DNBH sẽ đánh giá được những tổn thất đó có thuộc phạm vi bảo hiểm không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu. Hiệu quả của khâu này được đánh giá bằng công thức:

GD GD G C K H D =

HGD: hiệu quả giám định, bồi thường trong kỳ

KGD: kết quả giám định, bồi thường trong kỳ (có thể là số vụ tai nạn, rủi ro đã giám định/ bồi thường hoặc số khách hàng đã được bồi thường)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại công ty bảo hiểm AAA (Trang 27 - 31)