Tiếp nhận máy bốc xúc sau khi sửa chữa

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT kế mô HÌNH CHI TIẾT hệ THỐNG DI CHUYỂN XE HAI THÂN (Trang 25 - 28)

- Khi tiếp nhận máy bốc xúc đã đợc sửa chữa, cần xem xét các bộ phận và những chi tiết đã sửa lại, xem xét việc lắp ghép chung có đúng hay không và xem xét toàn bộ máy đã hoàn hảo chưa.

- Trước khi nhận máy ra khỏi xưởng, đại diện của cơ quan đặt hàng cần phải làm quen với các tài liệu của máy như lý lịch, danh mục các khuyết tật cần sửa chữa, các biên bản chạy rà và thử nghiệm các động cơ trên giá và các văn bản cho phép sử dụng xích và dây cáp. Khi nhận máy đào ở xí nghiệp sửa chữa, người nhận cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các công việc sửa chữa và tiến hành thử xe có tải tại xí nghiệp. Trong thời gian tiếp nhận, bộ phận hành chính của xí nghiệp sửa chữa phải cung cấp cho người nhận xe những dụng cụ và trang thiết bị cần thiết. Trong trường hợp cần thiết người nhận có quyền yêu cầu xí nghiệp sửa chữa tháo bất lỳ một bộ phận hoặc tổ máy nào đó để kiểm tra và đánh giá chất lượng của việc sửa chữa. Việc nhận máy đợc tiến hành theo thứ tự sau:

+ Xem xét bề ngoài máy , không thử tải, thử có tải, xem xét lại sau khi đã chạy thử máy, bố trí tiếp nhận sau khi sửa chữa.

+ Xem xét bề ngoài: Xe đã sửa chữa được tiến hành theo từng bộ phận và từng tổ xe. ở đây cần kiểm tra sự đồng bộ của các bộ phận và các tổ xe, hoạt động của các thiết bị bôi trơn, độ lắp ráp chính xác và việc bảo đảm mối liên kết ở tất cả các bộ phận và các chi tiết riêng biệt, độ ghép chặt của các nắp hộp giảm tốc...

+ Thử không tải: Sau khi khắc phục các hỏng hóc phát hiện trong quá trình xem xét mới cho xe hai thân chạy thử không tải. Tiến hành kiểm tra độ chắc chắn của các mối nối ở các bộ phận và các chi tiết, sự rò gỉ qua các mối nối của dầu và nhiên liệu, các ống dẫn có bi uốn và bị vết nứt không, đồng thời kiểm tra việc cấp đều đặn nhiên liệu vào xy lanh động cơ, độ hoàn hảo của dây mồi lửa, khe hở của các van. Sau đó kiểm tra việc khởi động của động cơ khởi động và động cơ diezen. Sau khi đã kiểm tra động cơ chạy không tải, người ta đóng ly hợp chính và kiểm tra hoạt động của các hộp giảm tốc . Hộp giảm tốc làm việc phải êm nhẹ, cho phép ồn không đáng kể. Xác định độ khít của dây đai và guốc ma sát với các bánh đai chủ động khi đóng và độ mở đều theo toàn chu vi nhả. Độ lệch tương đối của dây đai so với bánh đai của ly hợp ma sát cho phép không quá 3mm. Khi đã tiến hành khắc phục được các sai sót cần tiến hành thử không tải lần nữa và kiểm tra lạ tất cả các bộ phận, nếu có sự cố thì phải khắc phục. + Thử có tải: Thử có tải xe hai thân thường tiến hành tại khu vực thử hoặc ở bãi của xí nghiệp

sửa chữa. Ví dụ: Người ta chất tải vào gầu máy xúc lật và tiến hành những công việc chính sau (nếu thử ở khu vực bãi vật liệu): nâng và hạ gầu, cho máy di chuyển. Kiểm tra kỹ lưỡng tính hoàn hảo, độ chính xác an toàn của tất cả các bộ phận và việc điều khiển dễ dàng.

+ Xem xét sau khi thử: Sau khi đã thử xong, đưa xe về phân xưởng lắp ráp của xí nghiệp sửa chữa. Ở đây tiến hành việc xem xét lại toàn bộ các bộ phận và các tổ máy của nó, sửa lại các sai lệch rồi sơn lại máy.

+ Bố trí tiếp nhận máy sau khi sửa chữa: sau khi đã xem xét và sửa xong độ sai lệch của máy, cần lập biên bản giao nhận, biên bản này đợc lập thành hai bản có đại diện của hai bên ký vào, một bên là đại diện cho xí nghiệp sửa chữa, bản sao các khuyết tật, biên bản thử nghiệm động cơ...Biên bản giao nhận. Trong các tài liệu bàn giao cần ghi rõ việc sửa chữa sẽ chịu

trách nhiệm về chất lượng máy trong thời gian trong thời hạn bảo hành kể từ ngày chủ máy nhận đợc sau khi sửa chữa. Những hư hỏng xảy ra trong thời gian bảo hành là do xí nghiệp sửa chữa chịu trách nhiệm. Để xác nhận nguyên nhân hư hỏng máy trong thời gian bảo hành, người chủ máy phải thành lập một tổ riêng có sự tham của đại diện xí nghiệp sửa chữa. Tổ này sẽ lập biên bản xác lập nguyên nhân hư hỏng máy. Trong trường hợp vắng mặt đại diện của xí nghiệp sửa chữa sau 10 ngày kể từ khi gửi giấy mời thì biên bản vẫn được lập mà không cần đại diện của xí nghiệp sửa chữa. Tổ này cũng cần xác định dạng sửa chữa cần thiết và trách nhiệm sửa chữa đó thuộc về ai. Trong trờng hợp vắng mặt đại diện của xí nghiệp sửa chữa người ta cũng giải quyết vấn đề chi phí mà không cần đến họ.

1.4. Các hư hỏng thường gặp trên xe hai thân.

Tình trạng

hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

Thiết bị di chuyển

Khi đóng cơ cấu di chuyển máy không

chạy

+ Li hợp của trục truyền động bị hỏng.

+ Ly hợp vấu không ăn khớp.

+ Thay thế ly hợp vấu. + Thay vỏ ly hợp.

+ Thay thế hoặc sửa chữa kiểm tra trạng thái của vấu, tay điều khiển ly hợp và sự ghép nối li hợp thay thế, thay thế các chi tiết hỏng.

Sự di chuyển của máy xảy ra giật cục

+ Các bánh răng dẫn động bị vỡ. + Thay thế các bánh răng. Máy đang di chuyển tự nhiên ngừng lại

+ Khớp vấu tự động mở. + Kiểm tra trạng thái đóng ly hợp. Điều chỉnh li hợp chi tiết nào mòn thì thay thế.

Hệ thống thuỷ lực

Dầu không chảy vào máy bơm

Dầu không chảy vào máy bơm

+ Có bọt khi hút vào bơm.

+ Bề mặt của bộ khởi động xù xì.

+ Ổ trục đĩa bị mòn.

+ Xiết chặt các tấm đệm hoặc thảy các chi tiết sai quy cách.

+ Tháo rời và rửa sạch bằng xang các chi tiết. Nếu vẫn thấy kẹt thì thay thế. + Làm sạch bề mặt bằng giấy ráp số

“00”.+ Thay ổ trục. + Thay ổ trục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xy lanh làm việc không hiệu quả

+ Lò xo và bi bị hỏng. + Đường ống chính bị tắc. + Dầu lọt ra khỏi ống dẫn từ van đến xy lanh công tác. + Xy lanh bị mòn làm giảm áp xuất. + Thay thế lò xo và ổ bi bị hỏng. + Tháo các ống dẫn ra khỏi xy lanh rồi

thổi xy lanh bằng không khí, nếu không thổi được thì dùng cách đánh sạch.

+ Vặn chặt các chỗ nối các chi tiết hư hỏng.

+ Thay thế các chi tiết mòn, khi cần thay toàn bộ.

Hệ thống thuỷ lực Hệ thống thuỷ lực Áp lực dầu trong hệ thống mất hoàn toàn hoặc từng lúc + Hết dầu trong thùng chứa.

+ Van của đầu phân phối ở vị trí trên bị tắc vì chất bẩn rơi vào giữa van của ống định hướng.

+ Quả cầu van lắp không đúng đế, mặt đế van bị hỏng. + Không khí lọt qua lỗ thủng vào đường ống. + Mức dầu trong thùng chứa dưới mức cần thiết. + Kẹt cánh rô to máy bơm.

+ Rò dầu qua trục quay chỗ nối ghép

+ Chảy dầu từ ống dẫn

+ Đổ dầu vào thing chứa đến mức cần thiết.

+ Tháo rời van và làm ướt các chi tiết, đánh sạch bề mặt bằng bột mài và giấy ráp số”00”.

+ Bề mặt đế van dùng bột nhão. Gôi- 15mK để mài nhẵn, nếu chi tiết nào hỏng thì thay thế.

+ Khử hết không khí trong hệ thống, xiết chặt chỗ nối ghép lỏng. Thay hoặc sửa chữa chỗ bị thủng của đường ống.

+ Đổ thêm dầu vào.

+ Tháo rời bơm và rửa sạch các chi tiết bằng xăng.

+ Xiết chặt đai ốc hoặc thay thế vòng lót.

+ Xiết chặt tại chỗ ghép nối hoặc thay thế đường ống.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT kế mô HÌNH CHI TIẾT hệ THỐNG DI CHUYỂN XE HAI THÂN (Trang 25 - 28)