Một số bộ phận của hệ thống a, Bộ biến mô

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT kế mô HÌNH CHI TIẾT hệ THỐNG DI CHUYỂN XE HAI THÂN (Trang 31 - 40)

Chương II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG DI CHUYỂN

2.1.1.2. Một số bộ phận của hệ thống a, Bộ biến mô

Hình2.2 : Bộ biến mô

1. Bơm 4.Bơm truyền

2. Stator 5.Đầu vào mặt bích

3. Tua bin

Việc chuyển đổi được làm việc theo hệ thống-Trilok, tức là nó giả định các đặc tính như tốc độ tua bin cao và bộ ly hợp thủy lực làm việc hiệu quả. Biến mô sẽ xác định theo công suất động cơ để có điều kiện hoạt động thuận lợi nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Biến mô bao gồm 3 thành phần chính: + Bánh bơm

+ Bánh tua bin + Stator

Hình 2.3: Cấu tạo bộ biến mô

+ Động cơ quay và bánh bơm quay, và dầu bị đẩy ra từ bánh bơm thành một dòng mạnh làm quay bánh tua bin.

+ Bánh bơm được bố trí nằm trong vỏ bộ biến mô và nối với trục khuỷu qua đĩa

dẫn động. Nhiều cánh hình cong được lắp bên trong bánh bơm. Một vòng dẫn hướng được lắp trên mép trong của các cánh để đường dẫn dòng dầu được êm.

+ Rất nhiều cánh được lắp lên bánh tuabin giống như trường hợp bánh bơm.

Hướng cong của các cánh này ngược chiều với hướng cong của cánh của bánh bơm. Bánh tua bin được lắp trên trục sơ cấp của hộp số sao cho các cánh bên trong nó nằm đối diện với các cánh của bánh bơm với một khe hở rất nhỏ ở giữa.

+ Stato nằm giữa bánh bơm và bánh tua bin. Qua khớp một chiều nó được lắp

trên trục stato và trục này được cố định trên vỏ hộp số. Dòng dầu trở về từ bánh tua bin vào bánh bơm theo hướng cản sự quay của bánh bơm. Do đó, stato đổi chiều của dòng dầu sao cho nó tác động lên phía sau của các cánh trên bánh bơm và bổ sung thêm lực đẩy cho bánh bơm do đó làm tăng mô men. Khớp một chiều cho phép Stato quay theo

chiều quay của trục khuỷu động cơ. Tuy nhiên nếu Stato định bắt đầu quay theo chiều ngược lại thì khớp một chiều sẽ khoá stato để ngăn không cho nó quay.

+ Khi tốc độ của bánh bơm tăng thì lực li tâm làm cho dầu bắt đầu chảy từ tâm

bánh bơm ra phía ngoài. Khi tốc độ bánh bơm tăng lên nữa thì dầu sẽ bị ép văng ra khỏi bánh bơm. Dầu va vào cánh của bánh tua bin làm cho bánh tua bin bắt đầu quay cùng chiều với bánh bơm. Dầu chảy vào trong dọc theo các cánh của bánh tua bin. Khi nó chui được vào bên trong bánh tua bin thì mặt cong trong của cánh sẽ đổi hướng dầu ngược lại về phía bánh

bơm, và chu kỳ lại bắt đầu từ đầu. Việc truyền mô men được thực hiện nhờ sự tuần hoàn dầu qua bánh bơm và bánh tua bin.

+ Việc khuyếch đại mômen do bộ biến mô thực hiện bằng cách dẫn dầu khi nó

vẫn còn năng lượng sau khi đã đi qua bánh tua bin trở về bánh bơm qua cánh của Stato. Nói cách khác, bánh bơm được quay do mô men từ động cơ mà mô men này lại được bổ sung dầu quay về từ bánh tua bin. Có thể nói rằng bánh bơm khuyếch đại mô men ban đầu để dẫn động bánh tua bin.

b, Hộp số

Bố trí

Hình 1.7: Hộp số của xe 2 thân 1. Bơm biến mô

2. Bánh răng 1 3. Trục sơ cấp 4. Bộ biến mô 5. Côn số tiến 7. Trục số 3 và 4 8. Khớp nối sau 9. Trục đầu ra 10.Bánh răng truyền lực 11. Khớp nối trước 13. Côn số 3 14. Côn số 2, tiến 15. Trục số 2, lùi 16. Trục số 1 17. Côn số 1

19. Bánh răng sơ cấp

• Khái quát:

-Mô men được truyền từ bộ biến mô qua trục sơ cấp và vào hộp số

- Hộp số sử dụng sự kết hợp của côn tiến hoặc côn lùi và tỷ số truyền của 4 tay số để chuyển sang F1- 4 hoặc R1-4 và truyền lục từ trục sơ cấp hộp số đến trục đầu ra.

Hoạt động khi chuyển số + Số 1

Hình 1.8: Sơ đồ xe đi số 1

Trong trường hợp đi số 1, côn số tiến 13 và côn số 24 được đóng nhờ áp suất dầu từ van điều khiển hộp số.

Mô men được truyền từ bộ biến mô đến trục sơ cấp hộp số 11 qua các cặp bánh răng lồng không 26, 27, 28. Đến đây côn số 13 đóng, mô men truyền đến bánh răng 29.Côn số 24

đóng, bánh răng 29 quay với bánh răng 30 rồi truyền đến bánh răng 31, bánh răng 31 ăn khớp với bánh răng 32. Từ đó mô men sẽ được truyền qua bánh răng 33 và 34 rồi đến bộ truyền lực cuối cùng rồi ra bánh xe.

+ Số 2

Hình 1.9: Sơ đồ xe đi số 2

Trong trường hợp đi số 2, côn số tiến 13 và côn số 21 được đóng nhờ áp suất dầu từ van điều khiển hộp số.

Mô men được truyền từ bộ biến mô đến trục sơ cấp hộp số 11 qua các cặp bánh răng lồng không 26, 27, 28. Đến đây côn số 13 đóng, mô men truyền đến bánh răng 35.Côn số 21

được truyền đến bánh răng 34 rồi đến bộ truyền lực cuối cùng rồi ra bánh xe. Côn số 21 đóng, bánh răng 35 quay với bánh răng 32 rồi truyền đến bánh răng 33. Từ đó mô men sẽ được truyền đến bánh răng 34 rồi đến bộ truyền lực cuối cùng rồi ra bánh xe.

+ Số 3

Hình 1.10 : Sơ đồ xe đi số 3

Trong trường hợp đi số 3, côn số tiến 13 và côn số 20 được đóng nhờ áp suất dầu từ van điều khiển hộp số.

Mô men được truyền từ bộ biến mô đến trục sơ cấp hộp số 11 qua các cặp bánh răng lồng không 26, 27, 28. Đến đây côn số 13 đóng, mô men truyền đến bánh răng 36. Côn số 20 đóng , mô men từ bánh răng 36 sẽ được truyền đến bánh răng 33 và sau đó đến bánh răng 34 rồi đến bộ truyền lực cuối cùng rồi ra bánh xe.

+ Số 4.

Hình 1.11 : Sơ đồ xe đi số 4

Trong trường hợp đi số 4, côn số tiến 13 và côn số 14 được đóng nhờ áp suất dầu từ van điều khiển hộp số.

Mô men được truyền từ bộ biến mô đến trục sơ cấp hộp số 11 qua các cặp bánh răng lồng không 26, 27, 28. Đến đây côn số 13 đóng, mô men truyền đến bánh răng 36. Côn số 14 đóng, mô men từ bánh răng 36 sẽ được truyền đến bánh răng 37, sau đó mô men được truyền đến bánh răng 38, 39,40. Mô men lại từ bánh răng 40 đến bánh răng 41 và tạo thành một khối với bánh răng 33. Mô men từ bánh răng 33 đến bánh răng 34 rồi đến bộ truyền lực cuối cùng rồi ra bánh xe.

+ Số lùi

Hình 1.12 : Sơ đồ xe đi số lùi

Trong trường hợp đi số lùi, côn số tiến 25 và côn số 24 được đóng nhờ áp suất dầu từ van điều khiển hộp số.

Mô men được truyền từ bộ biến mô đến trục sơ cấp hộp số 11 qua các cặp bánh răng lồng không 26, 27. Đến đây côn số 25 đóng, mô men truyền đến bánh răng 29. Côn số 24 đóng , mô men từ bánh răng 29 sẽ được truyền đến bánh răng 30 rồi đến bánh răng 31. Bánh

răng 31 quay cùng khối với bánh răng 32 do đó mô men từ bánh răng 31 truyền đến bánh răng 32 rồi truyền đến bánh răng 33 và 34 rồi truyền đến trục cuối cùng 17.

c.Cầu xe

Cầu xe chủ động là tổng thành cuối cùng trong hệ thống truyền lực. Nó có chức năng

là tăng mô men, truyền mô men và phân phối mô men xoắn tới các bánh xe chủ động. Mặt khác nó còn nhận phản lực từ mặt đường tác dụng lên và đỡ toàn bộ phần trọng lượng của xe phân bố lên cầu.

Cầu chủ động của ô tô bao gồm các cụm tổng thành sau: - Truyền lực chính

- Cơ cấu vi sai - Bán trục - Dầm cầu

Để đảm bảo khả năng làm việc cầu xe phải đạt được các yêu cầu sau :

- Bảo đảm truyền lực đều, có tỷ số truyền hợp lý phù hợp với chất lượng kéo và tính kinh tế nhiên liệu.

- Hiệu suất truyên động cao, làm việc không ồn. - Kích thước nhỏ gọn để tăng khoảng sáng gầm xe. - Trọng lượng nhỏ để giảm tải trọng động.

- Đảm bảo động học đúng các bánh xe dẫn hướng và toàn xe khi quay vòng.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT kế mô HÌNH CHI TIẾT hệ THỐNG DI CHUYỂN XE HAI THÂN (Trang 31 - 40)

w