Mô hình xử lý theo hai bậc: UASB + Aerotank

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và khả năng xử lý của hệ thống xử lý nước thải ở công ty cổ phần bia sài gòn nghệ tĩnh (Trang 49 - 51)

7. Nội dung nghiên cứu

1.2.1. Mô hình xử lý theo hai bậc: UASB + Aerotank

Bể gom, kết hợp tách rác Bể lắng 2 Bể điều hòa Bể UASB Bể khử trùng Bể lắng 1 Axit Xút Bể chứa bùn Máy ép bùn Bùn khô Nước thải Bể Aerotank có đệm vi sinh Nước sau xử Cấp khí Châm Clo

Nguyên tắc hoạt động

- Nước thải sinh hoạt và nước xử lý tại bể tự hoại được dẫn vào bể gom. - Nước thải từ hệ thống xử lý khói thải lò hơi cũng được thu về bể gom. - Nước thải sản xuất sau khi qua bộ phận tách rác nhằm loại bỏ rác và các chất rắn lớn cũng được thu gom về bể gom.

- Sau đó nước thải được bơm chuyển qua hệ thống điều chỉnh pH tự động, rồi chuyển sang bể lắng 1 và qua bể phân hủy yếm khí. Tại đây, một phần các chất thải hưu cơ được phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí thành các chất vô cơ, sinh khối (bùn) và biogas. Biogas sẽ được thu gom và đốt bỏ. Hệ thồng đốt khí biogas sẽ được trang bị các thiết bị đánh lửa tự động. Hiệu suất khử

- Nước thải sau bể UASB sẽ được chuyển qua bể bể trung gian. Từ đây nước thải sẽ được phân hủy tiếp trong bể phân hủy hiếu khí bùn hoạt tính (aerotank). Tại bể aerotank, không khí sẽ được cung cấp liên tục bởi máy thổi khí. Hiệu suất của bể aerotank là >90%.

- Nước thải sau quá trình xử lý hiếu khí được chuyển qua bể lắng 2 để tách bùn, một phần bùn được hồi lưu trở lại bể Aerotank. Sau đó nước thải được bơm qua ngăn khử trùng sử dụng chlorine để khử trùng trước khi thải ra ngoài.

- Bùn dư từ bể UASB và các bể lắng sẽ được thu gom vào bể chứa bùn và nén trước khi đem đi xử lý cùng với rác thải sinh hoạt. Polyme được sử dụng để làm xúc tác cho quá trình trợ lắng và tách nước.

Ưu điểm:

- Hệ thống vận hành tự động, điều hành đơn giản nên không tốn nhiều nhân lực để hệ thống hoạt động.

- Hiệu quả xử lý cao thích hợp với đặc tính nước thải nhà máy bia.

- Do kết hợp cả hai phương pháp xử lý yếm khí và háo khí nên giảm được chi phí cho việc cấp khí.

Nhược điểm:

- Hệ thống hoạt động liên tục nên khi xảy ra sự cố rất khó khắc phục ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

- Hệ thống khó thích nghi được với những dòng thải biến động về lưu lượng.

- Lắp đặt hệ thống đòi hỏi kỹ thuật, độ chính xác cao, nếu không khi đi vào hoạt động sẽ xảy ra sự cố.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và khả năng xử lý của hệ thống xử lý nước thải ở công ty cổ phần bia sài gòn nghệ tĩnh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w