Lựa chọn các lĩnh vực, chỉ số và kết quả đầu ra để đo lường

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em docx (Trang 25 - 27)

Như đã thảo luận trong Mục 3 và Hộp 3, việc kết hợp các phương pháp giả định, ý kiến chuyên gia và nhất trí chung đã đưa ra một danh sách tổng hợp các lĩnh vực và chỉ số trên cơ sở khung khái niệm, trong đó một số sẽ không đủ tính khả thi để đưa vào trong mô hình cuối cùng vì nhiều lý do. Các lĩnh vực nghiên cứu ban đầu bao gồm thu nhập, giáo dục, y tế, dinh dưỡng, giao thông, thông tin liên lạc, tình trạng phúc lợi chủ quan, an toàn, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội. Thu nhập được bỏ ra khỏi danh sách do đây được coi là một bước để đạt được kết quả cuối cùng hơn là một kết quả cuối cùng theo đúng nghĩa; và cũng không phù hợp với mục đích đã được xác định từ đầu và khái niệm của phương pháp này. Các vấn đề thông tin liên lạc, an toàn và giao thông không được coi là những lĩnh vực phản ánh chính xác tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam và không phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các lĩnh vực liên quan đến tình trạng phúc lợi chủ quan và dinh dưỡng bị loại bỏ do thiếu dữ liệu.

Các lĩnh vực và chỉ số về phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt nam được trình bày ở Bảng 3 10. Lưu ý rằng tất cả các chỉ số được thể hiện bằng giá trị tiêu cực thể hiện tỷ lệ trẻ không đáp ứng một giá trị giới hạn cụ thể được coi là Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số hoặc Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Hơn nữa, các định nghĩa về chỉ số có thể khác nhau khi dựa trên bộ số liệu MICS hoặc VHLSS do loại câu hỏi và cấu trúc của từng câu hỏi trong phiếu điều tra. Tiếp theo bảng dưới đây là phần thảo luận chi tiết về việc lựa chọn chỉ số trong từng lĩnh vực cụ thể. Ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng, các chỉ số khác cũng được thảo luận và nêu ra những nguyên nhân của việc đưa hoặc bỏ chúng ra khỏi danh sách chỉ số cuối cùng.

Bảng 3 các lĩnh vực và chỉ số được lựa chọn cho phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em theo số liệu VhLSS và micS

VHLSS 2006 MICS 2006

1. Nghèo về giáo dục 1. Nghèo về giáo dục

1 Tỷ lệ nghèo theo tình trạng nhập học 1 Tỷ lệ nghèo theo tình trạng nhập học

a Tỷ lệ trẻ 5 tuổi không đi học mẫu giáo a Tỷ lệ trẻ 5 tuổi không đi học mẫu giáo b Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-10 không đi học tiểu học b Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-10 không đi học tiểu học c Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không đi học trung học cơ sở c Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không đi học trung học cơ sở

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng hoàn thành

bậc học Tỷ lệ nghèo theo tình trạng hoàn thành bậc học

2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học 2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học

2. Nghèo về y tế 2. Nghèo về y tế

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng khám chữa

bệnh Tỷ lệ nghèo theo tình trạng tiêm chủng

1 Tỷ lệ trẻ không đi khám bác sỹ ít nhất 1 lần trong vòng 12 tháng qua trên tổng số

trẻ trong độ tuổi 2-4 tuổi 1

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 2-4 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ

3. Nghèo về nhà ở 3. Nghèo về nhà ở

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng điện Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng điện

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có điện thắp sáng 1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có điện thắp sáng

Tỷ lệ nghèo về nhà ở Tỷ lệ nghèo theo tình trạng mái nhà

2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà tạm 2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà lợp mái tranh/mái rạ

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sàn nhà

3 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà có nền đất

4. Nghèo về nước sạch và vệ sinh 4. Nghèo về nước sạch và vệ sinh

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng vệ sinh Tỷ lệ nghèo theo tình trạng vệ sinh

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn 1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng nước

sạch Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng nước sạch

2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 không được uống nước sạch 2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 không được uống nước sạch

5. Lao động sớm 5. Lao động sớm

Tỷ lệ trẻ lao động sớm Tỷ lệ trẻ lao động sớm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-15 đi làm được trả công hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua

1

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 5-14 đi làm được trả công hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình hoặc tự làm trong vòng 12 tháng qua

6. Nghèo về vui chơi giải trí

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng đồ chơi

1 Tỷ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi không có đồ chơi mua từ cửa hàng hoặc đồ chơi tự làm tại nhà trên tổng số trẻ em từ 0-4 tuổi Tỷ lệ nghèo về sách

2 Tỷ lệ trẻ em 0-4 tuổi không có ít nhất là 1 quyển sách trẻ em hoặc truyện tranh trên tổng số trẻ em 0-4 tuổi

7. Nghèo về thừa nhận xã hội và bảo trợ xã

hội 7. Nghèo về thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng người chăm

sóc Tỷ lệ nghèo theo tình trạng đăng ký khai sinh

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong hộ gia đình có chủ hộ không làm việc do tàn

tật hoặc tuổi già. 1

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-4 không đăng ký khai sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em docx (Trang 25 - 27)