Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR)

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em docx (Trang 34 - 35)

Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) là phương pháp tính đầu người và thể hiện tỷ lệ trẻ em Việt Nam được coi là là nghèo. Đây là một số liệu thống kê tổng hợp dựa trên tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số riêng lẻ và Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Ở cấp độ tổng hợp thấp nhất, chúng tôi nghiên cứu các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số được tổng hợp thành các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Từ đó xây dựng CPR cuối cùng từ các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Phương pháp đo lường các tỷ lệ này được thảo luận trong Hình 1 dưới đây theo 3 bước.

hình 1 Tính toán Tỷ lệ nghèo trẻ em ở Việt Nam

indicator indicator indicator indicator indicator indicator indicator

domain domain domain

Child Poverty

Step 1: Indicator poverty rates: percentage of children not meeting indicator threshold

Step 2: Domain poverty rates: percentage of children being poor for at least one indicator in one domain

Step 3: Child poverty rates: percentage of children being domain poor in at least two domain

Bước 1: Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số được tính toán cho từng chỉ số bằng cách nghiên

cứu xem liệu một đứa trẻ có thể thỏa mãn được một giá trị giới hạn cụ thể hay không. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số thể hiện tỷ lệ trẻ không đáp ứng được giá trị giới hạn của chỉ số trên tổng số trẻ mà chỉ số đó quan sát. Nói cách khác, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số là các chỉ số nhị phân, cho biết một đứa trẻ có nghèo hay không nhưng lại không cho biết thông tin về mức độ nghèo. Các chỉ số riêng lẻ có thể được phân tổ theo giới tính, tuổi, khu vực và vùng nhằm cung cấp càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt.

Bước 2: Sau đó, các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số sẽ được kết hợp với nhau để xác định Tỷ

lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Tình trạng nghèo trẻ em trong một lĩnh vực cụ thể được xác định bởi tỷ lệ trẻ nghèo theo ít nhất một chỉ số trong lĩnh vực đó. Do vậy, nếu một lĩnh vực có ba chỉ số, một đứa trẻ được coi là nghèo nếu không đạt được giá trị giới hạn của một, hai

Bước 3: Việc xây dựng con số nghèo trẻ em tổng hợp dựa trên các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực và có thể được thực hiện theo hai cách khác nhau. Trước hết, một đứa trẻ có thể được xác định là nghèo khi nó nghèo ở ít nhất một lĩnh vực 12. Thứ hai, chúng tôi coi một đứa trẻ là cực nghèo khi nó nghèo ở ít nhất 2 lĩnh vực. Chúng tôi gọi cách thứ hai là Tỷ lệ nghèo trẻ em và sử dụng cách này để phân tích về sau 13.

Cả hai mức độ nghèo này cũng được Gordon và các cộng sự (2003) áp dụng trong nghiên cứu nghèo trẻ em toàn cầu và lần lượt được nhắc đến như là thiếu thốn nghiêm trọng và nghèo tuyệt đối. Việc này dựa vào việc đếm số chỉ số về nghèo ở từng trẻ, đòi hỏi phải có số liệu vi mô ở cấp độ từng trẻ (xem Hộp 6). Trong nghiên cứu này, chung tôi không phân biệt cụ thể hai chuẩn nghèo do một thước đo chỉ dựa trên tình trạng nghèo ở một lĩnh vực không được coi là đủ độ tin cậy do một nhược điểm lớn của thước đo này là sử dụng chuẩn nghèo trẻ em trên cơ sở nghèo ở một lĩnh vực. Một chỉ số duy nhất cũng có thể dẫn đến kết luận về tình trạng nghèo trẻ em. Do vậy, chỉ cần một chỉ số cũng có thể làm thay đổi tất cả các kết quả của Tỷ lệ nghèo trẻ em tổng hợp nếu theo phương pháp này. Chỉ số này chỉ đại diện cho một khía cạnh nghèo trẻ em và làm giảm độ bền vững của thước đo tình trạng nghèo trẻ em. Thay vào đó, sử dụng chuẩn nghèo dựa trên kết quả về nghèo ở ít nhất hai lĩnh vực đảm bảo rằng các số liệu tổng hợp sẽ ít nhạy cảm hơn với những thay đổi của một tỷ lệ nghèo theo chỉ số, khiến cho nó trở thành một phương pháp đáng tin cậy hơn để phân tích sâu về nghèo trẻ em. Giá trị ước lượng của cả hai chuẩn nghèo sẽ được dùng để đánh giá mô tả tình trạng nghèo trẻ em. Tuy nhiên CPR được dùng để thảo luận và phân tích sâu hơn về tình trạng nghèo trẻ em, bao gồm phân tích về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực, xác định các nhân tố quyết định tình trạng nghèo đa chiều ở trẻ em và sự khác biệt về kết quả so với phương pháp nghèo tiền tệ.

hộp 6 Số liệu vi mô để tính toán cpr

Cần lưu ý rằng tính toán CPR đòi hỏi phải có số liệu vi mô ở cấp độ từng trẻ. Nói cách khác, chỉ có thể sử dụng số liệu điều tra để ước lượng những con số này. Phương pháp này yêu cầu phải có thông tin về từng chỉ số cho từng trẻ. Cần phải “đếm” xem đứa trẻ đó nghèo ở một, hai hay nhiều lĩnh vực để xác định tình trạng nghèo của nó. Kết quả là không thể tính toán CPR dựa trên các số liệu tổng hợp như số liệu hành chính.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em docx (Trang 34 - 35)