Bảng 4 và 5 thể hiện tỷ lệ trẻ lao động sớm dựa trên bộ số liệu MICS và VHLSS. Giá trị ước lượng theo số liệu MICS chỉ ra rằng 24% số trẻ tuổi từ 5-14 làm việc có trả lương hoặc tham gia hoạt động sản xuất cùng gia đình; trong khi đó tỷ lệ này sử dụng số liệu VHLSS là 9% tổng số trẻ trong độ tuổi 6-15 tham gia lao động. Chia theo giới tính, khu vực, nhóm dân tộc và vùng cũng cho kết quả tương tự như ở các lĩnh vực khác. Không có sự khác biệt về giới. Tỷ lệ trẻ em lao động ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị và cao hơn ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Duyên hải Bắc Trung bộ so với các vùng khác. Theo MICS, tỷ lệ lao động trẻ em khá cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thể là do số trẻ bán dạo, ăn xin, bán vé số và hàng hóa khác ở Hà Nội. Trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số cũng có nhiều khả năng phải lao động sớm hơn nhóm trẻ thuộc dân tộc Kinh/Hoa. Phân tích số liệu theo nhóm tuổi cho thấy nhóm trẻ em lớn tuổi hơn có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn. Sự khác nhau giữa các tỷ lệ trẻ em lao động sớm theo số liệu MICS và VHLSS có thể là do cách thiết kế các câu hỏi về lao động trong các bảng hỏi. Trong số liệu điều tra VHLSS, câu hỏi về việc làm ngoài gia đình chỉ đề cập đến công việc làm công ăn lương. Tuy nhiên, đối với MICS thì câu hỏi này bao gồm cả các công việc không được trả công. Ngoài ra, những câu hỏi trong VHLSS về công việc trong gia đình chủ yếu hướng vào công việc làm riêng là làm việc phục vụ cho sản xuất của gia đình. Những câu hỏi của MICS hỏi riêng về bất cứ công việc nào làm cho sản xuất hoặc dịch vụ gia đình bất kể là riêng hay đóng góp một phần cho công việc của gia đình. Mặc dù những khác biệt trong cách cấu tạo câu hỏi về lao động là không đáng kể, những khác biệt này có thể có tác động lớn số liệu ước lượng về trẻ em
tham gia lao động. Rất khó để đánh giá được con số nào phản ánh chính xác thực tế nhưng có thể coi số liệu ước lượng dựa trên số liệu VHLSS là giới hạn dưới và số liệu ước lượng dựa trên bộ số liệu MICS là giới hạn trên. Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động sớm rất có thể nằm ở giữa hai giá trị này.
Quan sát kỹ các con số này có thể đưa ra một cái nhìn sâu về các đặc điểm lao động trẻ em ở Việt Nam. Hình 11 thể hiện phần trăm số trẻ lao động phục vụ công việc kinh doanh gia đình vài ngày trong một tháng. Trong khi có 32% trẻ em tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình không thường xuyên, từ 0 đến 10 ngày/tháng, 18% phải làm việc ít nhất 16 ngày/ tháng và có 17% trẻ em phải làm việc tất cả các ngày trong tháng. Số ngày làm việc trong tháng thể hiện sự hạn chế đến các hoạt động phát triển khác của trẻ như đi học, hoạt động thể thao hoặc vui chơi.
hình 11 Số ngày trong tháng làm việc cho việc kinh doanh của gia đình, micS
Các công việc tốn nhiều thời gian nhất mà trẻ đã làm cả trong và ngoài gia đình được thể hiện trong Hình 12. Phần lớn trẻ em (79%) làm các công việc giản đơn trong nông ngư nghiệp. Các công việc khác bao gồm công việc giản đơn trong lĩnh vực khai thác hoặc xây dựng, kinh doanh và dịch vụ. Do đó, hầu hết trẻ em được sử dụng như lao động rẻ tiền, không có học hành hay kỹ năng chuyên dụng nào. Chỉ có một phần rất ít trẻ làm việc trong các công việc đòi hỏi kỹ năng.
Days per month worked in family business - MICS
0-5 days per month 13% 6-10 days per month 19% 11-15 days per month 18% 16-20 days per month 24% 21-25 days per month 9% 26-30 days per month 17%
Most time-consuming job - VHLSS 79% 1%0%0% 4% 0% 1% 0% 8% 7% leader manufacturing skilled - retail sales skilled - agriculture/fishery skilled - metal/mechanics skilled - sophisticated goods/handicraft skilled - wood/textile/leather skilled - other unskilled - sale/service unskilled - agriculture/fishery unskilled - mining/construction
vi) Vui chơi giải trí
Các chỉ số về giải trí, hoàn toàn sử dụng số liệu MICS, có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao, đặc biệt là về chỉ số về sách thiếu nhi hoặc truyện tranh. Trong khi gần 1/3 trẻ em (29%) trong độ tuổi từ 0-4 không có đồ chơi tự làm hoặc mua thì số trẻ em không có sách thiếu nhi hoặc truyện tranh gấp hơn hai lần (65%). Các Tỷ lệ nghèo trẻ em này cao hơn ở khu vực nông thôn, ở vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cao hơn ở số trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số và ở nhóm tuổi thấp. Số liệu không thể hiện sự khác biệt lớn về giới. Một nguyên nhân có thể là do cha mẹ không chú trọng đến việc trẻ có những thứ đồ này. Chúng được coi là xa xỉ hơn là đồ cần thiết đối với sự phát triển đầu đời của trẻ.
hình 13 Loại đồ chơi theo khu vực, micS
urban rural
no toys household objects natural materials homemade toys store bought toys
Graphs by area
Hình 13 thể hiện loại đồ chơi cho trẻ trong độ tuổi 0-4 ở khu vực nông thôn và thành thị. Đa số trẻ em ở thành thị (gần 90%) có đồ chơi mua ở cửa hàng trong khi tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em ở thành thị nếu không có đồ chơi mua thì không có đồ chơi nào khác. Ngược lại, trẻ em ở nông thôn có nhiều loại đồ chơi khác như đồ chơi tự làm, nguyên liệu tự nhiên hoặc vật dụng trong nhà. Hai loại đồ chơi sau cùng này không được xem là đồ chơi thích hợp cho trẻ. Để có thể giảm Tỷ lệ nghèo trẻ em về giải trí, cần phải nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các hoạt động giải trí đối với trẻ em.
vii) Thừa nhận xã hội và Bảo trợ xã hội
Tỷ lệ nghèo trẻ em về vấn đề thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội được thể hiện qua hai chỉ số Bảng 4 và 5. Chỉ số sử dụng số liệu MICS tập trung vào vấn đề đăng ký khai sinh cho trẻ từ 0-4 tuổi. Chỉ số sử dụng số liệu VHLSS đề cập đến khả năng lao động của chủ hộ. Mặc dù cả hai chỉ số đều thể hiện mức độ một đứa trẻ được xã hội thừa nhận hoặc bảo trợ nhưng về bản chất chúng lại đo lường các vấn đề khác nhau. Do các số liệu tính toán dựa trên các bộ số liệu khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp các chỉ số này. Số liệu MICS cho thấy 12% trẻ em tuổi từ 0-4 không được đăng ký khai sinh còn số liệu VHLSS lại cho biết 8% số trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong gia đình có chủ hộ (người chăm sóc) không có khả năng lao động. Do cả hai chỉ số này đều thuộc lĩnh vực thừa nhận và bảo trợ xã hội, chúng tôi không quan sát thấy có sự khác biệt lớn giữa trẻ trai và trẻ gái nhưng lại có khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị. Chỉ số về đăng ký khai sinh thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em trong lĩnh vực này cao hơn ở khu vực nông thôn; trong khi đó chỉ số về người chăm sóc lại thể hiện
Tỷ lệ nghèo trẻ em về vấn đề này lại cao hơn ở khu vực thành thị. Nguyên nhân có thể là do trên thực tế những chủ hộ không có khả năng làm việc do tuổi già, tàn tật cùng sống với các thành viên khác trong gia đình ở thành phố, những thành viên này có thể có thu nhập và chăm sóc họ. Về các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng, chúng tôi cũng quan sát thấy vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thường xếp thứ hạng cao về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số về người chăm sóc. Về chỉ số đăng ký khai sinh, có thể quan sát thấy mô hình với Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và tỷ cao ở vùng Tây Bắc. Nói cách khác, chỉ số về người chăm sóc dựa trên số liệu VHLSS về tình trạng không làm việc của chủ hộ do tàn tật, già yếu hoặc nghỉ hưu dường như chỉ là tập trung vào một tình huống phổ biến ở các vùng và khu vực phát triển hơn các khu vực khác. Không may là thông tin về lĩnh vực thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội rất ít ở cả hai cuộc điều tra, do vậy không thể bổ sung thêm thông tin vào những số liệu này để có cái nhìn chi tiết hơn.