Trẻ lao động sớm

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em docx (Trang 31 - 34)

Lĩnh vực lao động trẻ em được tách thành một lĩnh vực nghiên cứu riêng do tầm quan trọng của nó đối với trẻ em Việt Nam. Qua các buổi họp thảo luận với các bên liên quan, rõ ràng là tình trạng lao động trẻ em hiện nay đã lan rộng ra khắp cả nước, đặt ra vấn đề nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Lĩnh vực này được xem là một lĩnh vực “tiêu cực” duy nhất trong danh sách phân tích vì lao động trẻ em không phải là nhu cầu hay quyền cơ bản của trẻ nhỏ mà thực tế là một trở ngại. Vì vậy chúng tôi không đề cập đến Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng lao động trẻ em mà chỉ đơn giản là nhăc đến tỷ lệ trẻ lao động sớm. Ví dụ như lao động trẻ em bị từ chối các nhu cầu và quyền được giáo dục và vui chơi. CRC quy định các Chính phủ phải đặt ra độ tuổi tối thiểu tiếp nhận lao động và có các hình thức phạt phù hợp với những người không tuân thủ quy định này (UNHCHR 1989).

Chỉ số về lao động trẻ em phản ánh tình trạng lao động trẻ em đi làm thuê hoặc làm việc cho gia đình hoặc tự làm. Làm việc ở nhà ở đây không phải là làm việc vặt trong nhà mà là góp phần đáng kể vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tạo thu nhập (bao gồm cả đi chào hàng hoặc ăn xin ở ngoài phố, làm việc trong nông trại hoặc kinh doanh). Trong các buổi thảo luận với các bên liên quan, một câu hỏi được đưa ra là liệu có cần thêm các chỉ số về số giờ làm việc của trẻ mỗi ngày hoặc liệu trẻ có phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc và nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định không thêm vào các chỉ số này vì lý do trước nhất là trẻ em dưới 16 tuổi không được phép làm việc. Chúng không nên bị bất cứ trở ngại nào để tập trung vào việc học tập hoặc phát triển bản thân. Do không xác định rõ số giờ làm việc vào chỉ số, chỉ số này khác với chỉ số của MICS, trong đó phân biệt số giờ trẻ làm việc khác nhau theo từng độ tuổi đồng thời phân xác định tình trạng lao động trẻ em theo những nhóm tuổi này. Do chỉ số về lao động trẻ em của phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em chặt chẽ hơn, nên nó xác định mọi trẻ em đã và đang làm việc là nghèo không tính đến số giờ làm việc nên số liệu về tỷ lệ trẻ lao động sớm được cho là sẽ cao hơn so với kết quả theo các chỉ số của MICS.

vi) Vui chơi giải trí

Mặc dù không thường xuyên được tính như một lĩnh vực riêng biệt về nghèo nhưng có thể coi vui chơi giải trí là một nhu cầu và quyền cơ bản của trẻ em. CRC đã quy định rằng mọi Chính phủ thông qua Công ước này đều phải nhận thức rõ quyền được nghỉ ngơi và vui chơi của trẻ em (UNHCHR 1989). Trong khi đó, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng có quy định rằng trẻ em có quyền tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004). Do trên thực tế những vấn đề liên quan tới vui chơi giải trí hoặc các loại hoạt động giải trí không được nhiều người coi là những khía cạnh quan trọng của quá trình phát triển của trẻ nên có rất ít thông tin và số liệu về vấn đề này. Bởi vậy, lĩnh vực này chỉ được đưa vào danh sách các chỉ số sử dụng số liệu MICS do VHLSS không có thông tin nào về vấn đề này để xây dựng các chỉ số có tính đại diện. Dựa vào bộ số liệu MICS, một chỉ số khác liên quan tới thời gian chủ hộ dành thời gian chơi hoặc làm các hoạt động khác với con cái mình cũng được cân nhắc. Tuy nhiên, có lập luận cho rằng chỉ số này không phản ánh chỉnh xác tình trạng nghèo trẻ

em trong lĩnh vực vui chơi giải trí do các thành viên khác trong gia đình có thể dành thời gian chơi với trẻ và điều này không được thể hiện ở trong chỉ số này.

Do hạn chế về thông tin, chỉ số đầu tiên trong lĩnh vực này xem xét đến đồ chơi của trẻ. Đồ chơi đóng vai trò quan trọng, kích thích sức sáng tạo của trẻ và là một trong một số ít các vật dụng trong gia đình dành riêng cho trẻ em. Cần phải phân biệt rõ giữa những vật được coi là đồ chơi và những đồ vật được sản xuất với mục đích sử dụng là đồ chơi cho trẻ. Những vật dụng như đồ bếp, gậy, đá hoặc các đồ bỏ đi không phải là đồ chơi thích hợp cho trẻ. Tuy nhiên đồ chơi tự làm hoặc mua là tiêu chí rất phù hợp để đánh giá tình hình của một đứa trẻ về phương diện giải trí. Tỷ lệ trẻ không có đồ chơi tự làm hoặc mua ngoài cửa hàng được thể hiện ở trong Tỷ lệ nghèo trẻ em về đồ chơi. Chỉ số thứ hai là xem xét liệu đứa trẻ có truyện thiếu nhi hoặc truyện tranh hay không. Đọc sách là một hoạt động giải trí nhưng cũng là hoạt động quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tỷ lệ nghèo về sách truyện cho biết thông tin về tỷ lệ trẻ không có truyện hoặc sách thiếu nhi. Cả hai chỉ số này đều áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống do MICS chỉ thu thập thông tin về nhóm trẻ trong độ tuổi này.

vii) Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

Sử dụng thuật ngữ bảo trợ và thừa nhận xã hội chúng tôi muốn đề cập đến sự thừa nhận đứa trẻ trong gia đình và cơ cấu của cộng đồng, sự quan tâm chăm sóc của người nuôi dưỡng và sự tham gia cũng như tiếp cận với các hoạt động và dịch vụ xã hội. Những nhu cầu này cũng đã được nêu rõ trong CRC và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam (UNHCHR 1989). Tuy vậy đây cũng chưa phải là cách hiểu thấu đáo lĩnh vực này. Một số các quyền khác như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng cũng được xếp vào lĩnh vực này. Mặc dù có nhiều cách hiểu như vậy nhưng các thông tin về lĩnh vực này lại rất ít trong cả hai bộ số liệu. Chúng tôi chỉ có thể sử dụng một chỉ số để đánh giá về thừa nhận bảo trợ xã hội trong mỗi bộ số liệu và sử dụng hai chỉ số khác nhau ở hai bộ dữ liệu MICS và VHLSS. Trong phạm vi điều tra MICS, chỉ số về đăng ký khai sinh đối với trẻ dưới 5 tuổi được sử dụng để cung cấp thông tin về mức độ khả năng tham gia và tiếp cận các hoạt động và dịch vụ xã hội của trẻ em. Nếu trẻ không được đăng ký khai sinh thì không được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc sức khỏe hay giáo dục. Điều này là trở ngại lớn với việc thừa nhận xã hội và các hình thức bảo trợ xã hội. Đối với số liệu từ điều tra VHLSS, chỉ số đánh giá sự thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội là xem xét xem chủ hộ gia đình nơi trẻ đang sinh sống có làm việc hay không. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lý do không làm việc của chủ hộ, do già yếu hay bị mất khả năng lao động. Thực tế là việc chủ hộ không làm việc có thể có hàm ý về giảm thu nhập nhưng hơn thế nữa, già yếu hoặc mất sức lao động có thể khiến chủ hộ không có khả năng chăm sóc trẻ và cả gia đình bị tách biệt khỏi cộng đồng. Kết quả là trẻ em có thể ít được hòa nhập vào cộng đồng, có ít cơ hội tiếp cận các dịch vụ và ít được quan tâm chăm sóc.

viii) Phân tích độ nhạy

Với mỗi chỉ số chúng tôi đều tiến hành phân tích độ nhạy tức là phân tích độ nhạy của các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số trước những thay đổi về định nghĩa của giá trị giới hạn. Đa số các chỉ số đều thể hiện khác nhạy cảm với những thay đổi về giá tri giới hạn hoặc định nghĩa được sử dụng. Tổng quan về phân tích độ nhạy được trình bày ở Phụ lục 2. Những kết quả phân tích độ nhạy này và sự khác biệt về định nghĩa và giá trị giới hạn giữa các chỉ số trong

cùng một lĩnh vực sử dụng MICS và VHLSS đòi hỏi người đọc phải rất cẩn thận trong việc giải nghĩa và so sánh kết quả (xem Hộp 5).

hộp 5 giải nghĩa và so sánh các kết quả

Mô tả các lĩnh vực và chỉ số trên cơ sở MICS và VHLSS đòi hỏi phải chú ý và thận trọng khi giải thích và so sánh kết quả. Thiết kế phiếu hỏi của hai cuộc điều tra khác nhau, gồm nhiều loại phiếu hỏi khác nhau và nhóm dân số điều tra khác nhau. Kết quả là thông tin không được thu thập thường xuyên theo cùng một lĩnh vực và chỉ số hoặc nhóm trẻ (về y tế, vui chơi giải trí, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, ngay cả khi thông tin thu thập được cho cùng một chỉ số, định nghĩa chính xác của những chỉ số này cũng có thể khác biệt do các phương án trả lời khác nhau. Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh là một ví dụ. Mặc dù cả hai cuộc điều tra đều có thông tin về vệ sinh và nước sạch, nhưng những thông tin này được phân loại khác nhau. Sử dụng các tiêu chí khác nhau trong 2 cuộc điều tra để nghiên cứu tình trạng công trình vệ sinh và nước sạch sẽ cho các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số không thể so sánh trực tiếp được. Trong toàn bộ báo cáo này, người đọc nên biết về những khác biệt trong định nghĩa các chỉ số và giá trị giới hạn của từng chỉ số. Người đọc cũng nên thận trọng khi giải thích các kết quả và so sánh chúng với nhau.

ix) Các thước đo nghèo trẻ em tổng hợp

Trên cơ sở mục đích, khái niệm và sự lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số, chúng tôi đưa ra hai bộ sản phẩm hay bộ chỉ số. Trong đó, hai tiêu chí chính đặt ra để định hướng các thước đo kết quả. Thứ nhất, là xem xét lại tính hai mặt trong mục đích của phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em của Việt Nam, yêu cầu các phương pháp đo lường kết quả khác nhau. Trong khi mục đích vận động chính sách cần một kết quả giản lược dễ hiểu (Moore et al. 2007), thì mục đích làm đầu vào cho các chính sách lại đòi hỏi thông tin chi tiết và kỹ lưỡng hơn (Ben-Arieh 2000). Hai là xem xét lại hướng dẫn về tính khả thi đã được áp dụng trong quá trình xác định các lĩnh vực và chỉ số và nhấn mạnh đặc tính này trong các thước đo kết quả.

Tỷ lệ nghèo trẻ em là sản phẩm đầu ra phù hợp với mục đích vận động chính sách, tuân thủ tiêu chí về tính khả thi và có thể được dùng như một phương tiện truyền thống . Tỷ lệ trẻ sống trong tình trạng nghèo khiến cho khái niệm nghèo trẻ em trở nên dễ hiểu và tiếp cận được đối với công chúng nhờ vào thế mạnh trực quan của nó. Tỷ lệ này là sự tổng hợp từng chỉ số riêng lẻ, do đó thực sự đặc thù cho trẻ em và được điều chỉnh theo bối cảnh xã hội. Ngoài ra , ở mức độ phân tách và phân tích thấp hơn 11, các chỉ số riêng lẻ có thể được sử dụng cho việc hoạch định và phân tích chi tiết chính sách. Hai là, xây dựng một chỉ số tổng hợp về nghèo trẻ em bằng cách kết hợp các chỉ số riêng lẻ vào các chỉ số theo từng lĩnh vực và kết hợp các chỉ số này thành một thước đo kết quả đầu ra đơn nhất. Chỉ số này có thể được sử dụng để so sánh mối tương quan giữa các vùng theo thứ hạng của các vùng. Hạn chế của chỉ số tổng hợp là thiếu tính giải thích trực quan. Giá trị của chỉ số là kết quả tính toán thống kê và biến đổi, không thể hiện giá trị bằng số có thể giải thích trực quan (Micklewright 2001). Bảng xếp hạng trên cơ sở các giá trị của chỉ số có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tập trung hơn vào vấn đề nghèo trẻ em tại các vùng có kết quả thấp.

6) Làm thế nào để tính toán tình trạng nghèo trẻ em Việt Nam: Tỷ lệ nghèo trẻ em và chỉ số nghèo trẻ em

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em docx (Trang 31 - 34)