Kết quả khảo sát hiệu suất sử dụng phần ăn được của củ khoai mỡ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm từ khoai mỡ (Trang 48 - 50)

Chƣơng 3: K KẾ ẾT TQ QU UẢ ẢV VÀ ÀB BÀ ÀN NL LU UẬ Ậ NN

3.1.2 Kết quả khảo sát hiệu suất sử dụng phần ăn được của củ khoai mỡ

Chuẩn bị mẫu: Khoai mỡ sau khi mua về đem cân lại, sau đó gọt vỏ và cân. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với một yếu tố là khối lƣợng phần sử dụng đƣợc sau khi sơ chế gọt vỏ.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hiệu suất sử dụng nguyên liệu

Mẫu Khối lƣợng củ trƣớc xử lý (g) Khối lƣợng củ sau xử lý (g) Phần sử dụng đƣợc (%) M1 510 395 77,45 M2 620 490 79,03 M3 700 545 77,86 M4 700 570 81,43 M5 755 550 72,85

M6 845 690 81,66

M7 875 705 80,57

M8 905 744 82,21

M9 990 795 80,30

Trung bình hiệu suất sử dụng đƣợc của củ khoai mỡ 79,26 Hiệu suất sử dụng đƣợc của củ khoai mỡ dao động trong khoảng 72,85 – 82,21% khối lƣợng củ. Kết quả thí nghiệm cho thấy củ có khối lƣợng lớn hơn thì tỷ lệ phần sử dụng đƣợc cũng nhiều hơn, cụ thể là những củ gần 900gram hay lớn hơn, tỷ lệ phần dùng đƣợc trên 80%. Nhƣ vậy để nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu tỷ lệ phần thải bỏ thì nguyên liệu đầu vào nên chọn củ lớn, dài, trọng lƣợng xấp xỉ 1kg hoặc hơn.

Tiêu chuẩn nguyên liệu khoai tím than dùng để sản xuất

Khi mua khoai tại vựa, chọn khoai:  Khoai có độ màu càng tím càng tốt.

 Củ khoai phải nguyên vẹn, lớp vỏ bên ngoài khô sạch,bám ít đất, không có sâu mọt, côn trùng, nấm mốc.

 Củ khoai suôn dài, trọng lƣợng xấp xỉ 1kg hoặc hơn.

Một vài phƣơng pháp kiểm tra :

Kiểm tra độ tím của củ khoai : Phần đuôi khoai thƣờng tím nhiều hơn phần đầu. Chọn khoai nên kiểm tra từ vị trí từ phần thân giữa đến phần đầu, có thể dùng móng tay bấm sâu vào thịt củ và lấy ra xem độ màu của lớp vỏ và thịt củ.

Phân biệt củ khoai xốp nở với củ khoai chắc dẻo:

+ Phần đầu thƣờng ẩm cao hơn phần đuôi. Kiểm tra tại vị trí đoạn khoai gần đuôi, dùng ngón cái bấm sâu vào và lấy ra một ít thịt củ, chà xát phần thịt củ giữa ngón cái và ngón trỏ, nếu thấy mảnh khoai dễ nát vụn nhanh chóng thì đó là khoai xốp.

+ Phƣơng pháp tỷ trọng : Lấy mẫu ngẫu nhiên, chừng vài củ đại diện có khối lƣợng gần nhƣ nhau đã rữa sạch đất bám trên vỏ và rồi cho vào bể chứa cùng một thể tích nƣớc, chiều cao mức nƣớc dâng lên phản ánh thể tích chiếm chỗ của củ

khoai. Cùng khối lƣợng, thể tích chiếm chỗ của củ khoai càng lớn, tỷ trọng khoai càng nhỏ, đó là khoai xốp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm từ khoai mỡ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)