Ở nguời bình thường trong mũi họng lúc nào cũng có các vi khuẩn cộng sinh và một số vi khuẩn gây bệnh thông thường như: phế cầu, liên cầu, Hemophilus influenze... Sở dĩ ta không mắc bệnh là nhờ hệ thống miễn dịch rất hiệu lực gồm: các loại miễn dịch tại chỗ và toàn thân đặc hiệu và không
đặc hiệu dịch thể và tế bào phối hợp với nhau rất chặt chẽ. * Vai trò đề kháng vòng ngoài của lớp biểu mô.
Lớp biểu mô thực sự là hàng rào bảo vệ niêm mạc mũi chống lại sự
xâm nhập của các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài vào như: vi khuẩn, vi rút, dị
nguyên…nhờ hoạt động thanh thải của hệ nhầy lông chuyển, các yếu tố này không tiếp xúc lâu được với niêm mạc và bịđẩy trôi xuống họng.
Về mặt sinh hóa nhầy mũi chứa những chất đặc biệt như các men, có khả năng là tan vỏ bọc của một số vi khuẩn, những chất kìm hãm men tiêu
đạm do vi khuẩn tiết ra bảo vệ các IgA tiết (IgA-s) khỏi bị phá hủy. Ngoài ra vai trò của IgA-s (IgA-secretion) cùng các thành phần khác góp phần kìm chế tiêu diệt các vi sinh vật làm tăng hiệu lực thanh thải của niêm mạc mũi. * Vai trò của lớp hạ niêm mạc.
Lớp hạ niêm mạc là tuyến phòng thủ thứ hai. Có nhiều cơ chế hoạt
động khác nhau (sinh hóa, miễn dịch…) kết hợp chặt chẽ với miễn dịch đặc hiệu tại chỗ. Bạch cầu đa nhân và đại thực bào hoạt động mạnh lên nhờ các bổ thể và Opsonin. Lúc thường vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào tại chỗ đảm nhận nhưng khi niêm mạc mũi bị viêm vai trò chủ yếu lại là các globulin miễn dịch huyết thanh thoát qua thành mạch tới bảo vệ.
* Do tiếp xúc với dị nguyên.
+ Dị nguyên đường thở bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…
+ Dị ứng nguyên thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa….).
+ Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại. * Cơđịa dịứng (Atopic).
Gặp những bệnh dịứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền.
* Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dị
nguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.