Chấn thương mũi.

Một phần của tài liệu Tài liệu MŨI - XOANG pdf (Trang 61 - 63)

1.1. Nguyên nhân.

- Tai nạn: thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao. - Bịđánh: vật cứng như gậy, gạch, bịđấm vào mũi.

1.2. Triu chng.

1.2.1. Cơ năng: chảy máu mũi bao giờ cũng gặp nặng hoặc nhẹ tuỳ theo tính

chất của tổn thương (chảy máu ra mũi trước, chảy máu ra mũi sau xuống họng).

1.2.2. Khám thực thể:

- Biến dạng mũi: thường gặp ở sống mũi hay gốc mũi, có thể tháp mũi bị sập, bị vẹo sang một bên, gãy kín hoặc gãy hở.

- Lúc mới chấn thương, do phù nề bầm tím có khi không tìm thấy di lệch, vài ngày phải kiểm tra lại.

- Ở trẻ em chấn thương làm vỡ mũi, hay bị coi thường sẽ để lại những di chứng xấu về thẩm mỹ và chức năng.

- Lực chạm thương từ phía bên có thể làm vẹo mũi. Lực chạm thương hướng trước-sau làm vỡ xương chính mũi và vách ngăn, làm tẹt và lệch mũi.

- Sờ nắn vùng chấn thương tìm điểm đau nhói, di lệch bất thường của

xương chính của mũi. - Soi mũi trước quan sát tìm điểm chảy máu hay di lệch của vách ngăn,

tổn thương của các xương xoăn.

Lưu ý:sau khi bị chấn thương vài giờ, vết thương vùng mặt thường bầm tím phù nề nên khó đánh giá được tổn thương.

1.2.3.X-quang:

Sọ nghiêng và Blondeau: sẽ nhìn thấy tổn thương xương chính mũi.

1.3. Chn đoán: Dựa vào thăm khám và X-quang.

1.4. Hướng x trí:

- Chảy máu mũi: cầm máu bằng đặt bấc mũi trước hoặc đặt bấc mũi sau. Nếu vẫn chảy máu phải thắt động mạch cảnh ngoài hoặc nút mạch.

- Gãy xương chính của mũi: nắn chỉnh về đúng vị trí cũ rồi đặt bấc cố định (phải nắn chỉnh sớm vì xương mũi dễ can hoá).

- Vết thương hở: phải rửa sạch, cắt lọc, khâu đúng lớp giải phẫu, đặt bấc cố định. Sau đó mới xử trí các tổn thương xương nếu có như chấn thương kín.

Một phần của tài liệu Tài liệu MŨI - XOANG pdf (Trang 61 - 63)