Ung thư trung tầng cấu trúc: là ung thư xoang hàm xuất phát từ niêm mạc hoặc vách xương của xoang hàm Thống kê của nhiều tác giả còn nhiều

Một phần của tài liệu Tài liệu MŨI - XOANG pdf (Trang 51 - 54)

3. Phân loại ung thư các xoang mặt: nhiều tác giả và cá cy văn trên thế

3.2. Ung thư trung tầng cấu trúc: là ung thư xoang hàm xuất phát từ niêm mạc hoặc vách xương của xoang hàm Thống kê của nhiều tác giả còn nhiều

mạc hoặc vách xương của xoang hàm. Thống kê của nhiều tác giả còn nhiều

điểm khác nhau, một số nhận xét rằng ung thư xoang hàm ít gặp hơn xoang sàng. Theo nhận xét của một số tác giả: ung thư xoang sàng chiếm tỷ lệ

nhiều hơn ung thư xoang hàm.

3.2.1. Triệu chứng lâm sàng:

* Giai đon đầu: các triệu chứng lâm sàng của ung thư xoang sàng rất kín

đáo không mang tính đặc hiệu và rất giống các triệu chứng của một viêm xoang sàng mạn tính thông thường, như ngạt tắc mũi một bên, ngày càng tăng dần và thường kèm theo bội nhiễm nên hay kèm theo chảy mũi mủ

có khi lẫn máu. Thỉnh thoảng bệnh nhân kêu đau dầu nhưng không dữ

dội lắm, dùng thuốc giảm đau thì đỡ hẳn. Khám soi mũi trước ở giai đoạn này thường chưa phát hiện được thương tổn gì trừ một số trường hợp bệnh nhân ở ngách mũi giữa có dịch nhầy mủ hoặc lẫn máu, do bội nhiễm nên niêm mạc các cuốn mũi hoặc các ngách mũi thường bị nề đỏ, xung huyết, cá biệt có tổ chức sùi, chạm vào dễ chảy máu. Trên phim X- quang thường có hình ảnh mờ đều nhưng chưa có hiện tượng xương bị

phá huỷ.

Tóm li: ở giai đoạn đầu ung thư xoang hàm rất dễ nhầm với viêm xoang hàm mạn tính (vậy trên thực tế có một số bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị như một viêm xoang hàm mạn tính). Một số khi phẫu thuật mới phát hiện nghi ngờ có ung thư do những bệnh tích không bình thư-

ờng của niêm mạc hay thành xoang có một số hiện tượng chảy máu nhiều lúc mổ và điển hình nhất là sau khi mổ không lâu, bệnh sẽ tái phát nhanh và có bệnh cảnh ác tính (đau đầu càng tăng, sưng nề nửa mặt bên mổ, thậm chí xuất hiện các triệu chứng thần kinh và biến dạng vùng mũi, má...).

* Giai đon rõ rt: bệnh nhân thường đến giai đoạn này mới đến bệnh viện, các triệu chứng ngày càng tăng dần cả về cường độ và thời gian. Đau đầu hoặc đau nhức ở vùng hố mắt và má. Cảm giác tê bì vùng dưới ổ mắt hoặc nửa mặt bên bệnh, ngoài ra do bội nhiễm vùng xoang nên ngoài ngạt tắc mũi thường xỉ mũi có lẫn máu và mùi hôi thối.

Khám soi mũi trước: thấy vách mũi-xoang bị đẩy dồn về phía trong, ngách giữa có tổ chức sùi, dễ chảy máu tuỳ khối u to nhỏ mà hốc mũi bị

choán một phần hoặc toàn bộ, vách ngăn có thể bị dồn sang phía đối diện gây ngạt mũi cả hai bên và nói có giọng mũi kín.

Soi mũi sau: có thể có một số trường hợp đã lan ra cửa mũi sau hoặc vào vòm.

3.2.2. Chẩn đoán: ở giai đoạn đầu thường gặp khó khăn. Phần lớn bệnh nhân

thường đến ở giai đoạn muộn nên có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng, khám thực thể, kết quả sinh thiết và phim X-quang (Blondeau, Hirtz, C.T. Scan) để có thể chẩn đoán được chính xác. Vấn đề là đánh giá được thương tổn để có một phác đồđiều trị hiệu quả.

Chn đoán phân bit:

+ Viêm xoang hàm mạn tính: cơn đau do ung thư gây nên thường dữ dội hơn và các thuốc giảm đau sẽ mất dần tác dụng thường đau ở vùng xương hàm trên, vùng hốc mắt, xuất tiết mũi thường là dịch mủ nhày lẫn máu, trên phim X- quang hình ảnh xoang hàm bị mờđều, lan rộng, bờ không đều và có hiện tượng bị phá huỷ bờ xương thành xoang. + U nang quanh răng: loại này tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng

không rầm rộ, thể trạng bệnh nhân bình thường, tại chỗ không có dấu hiệu thâm nhiễm, phim X- quang có thể thấy rõ bờ của u nang.

+ U lành tính của xoang hàm: như u nhầy, u xương, u sụn, u xơ, các u này thường tiến triển rất chậm, không đau, không bị bội nhiễm, ít xuất tiết, phim X- quang thường có hình ảnh mờ đều, rõ ràng.

+ Đau dây thần kinh tam thoa hay đau răng thường đau từng cơn, đau từng cơn và không có hiện tượng biến dạng.

+ Viêm xoang do nấm: bệnh tiến triển chậm thể trạng chung bình thường, ít khi có hạch nhưng lại thâm nhiễm rộng nên thường có nhiều lỗ rò.

+ Ung thư lợi: dễ nhầm với các loại u sùi xuất ngoại của ung thư vùng bướm hàm nên cần khám kĩ.

3.2.3. Tiến triển của bệnh: tuỳ theo sự lan rộng của khối u mà các dấu hiệu lâm

sàng cũng khác nhau.

+ Nếu u lan ra mặt trước xoang hàm thì đẩy phồng hố nanh và gò má. + Nếu u lan ra phía nóc xoang hàm, phá vỡ sàn hốc mắt thì nhãn cầu bị

đẩy dồn lên trên và ra trước gây phù nề mi dưới, có thể lan vào xương gò má và xương sàng.

+ Nếu lan vào xoang sàng thì các triệu chứng giống như ung thư từ

xoang sàng lan xuống xoang hàm và khó xác định được điểm xuất phát của tổ chức ung thư.

+ Nếu u lan xuống đáy xoang hàm thì xương khẩu cái bị phá vỡ niêm mạc khẩu cái bị thâm nhiễm rồi lan đến chân răng làm cho răng bị

lung lay rồi rụng dần.

+ Nếu bệnh nhân không được điều trị thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh, thương tổn tại chỗ lan rộng kèm theo bội nhiễm, bệnh nhân suy kiệt dần do đau đớn, không ăn ngủ được và cuối cùng dẫn đến tử vong hoặc do chảy máu ồ ạt ở các mạch máu lớn vùng mặt (hoại tử kết hợp

với bội nhiễm và tổ chức ung thư lan rộng) hoặc do cơ thể suy kiệt kèm theo một bội nhiễm trong sàng hoặc do di căn xa.

3.3. Ung thư h tng cu trúc: hay còn gọi là ung thư thể răng, ung thư răng miệng để nói rõ vị trí ung thư và sự liên quan với chuyên khoa răng hàm

Một phần của tài liệu Tài liệu MŨI - XOANG pdf (Trang 51 - 54)