Các loại bánh răng

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Vật liệu kim loại pdf (Trang 44 - 46)

Bánh răng là sản phẩm rất quan trọng và rất phổ biến trong các loại máy. Bánh răng chịu tải thường

Các bánh răng quay với tốc độ chậm, chịu tải trọng không lớn thường được làm bằng thép hóa tốt, các bánh răng hộp số của máy cắt gọt thông thường thuộc nhóm này. Các thép hóa tốt để làm bánh răng thường là 40, 45, 40X đôi khi 40XH. Để bảo đảm độ bền cao, khả năng chịu va đập của lõi, thép được nhiệt luyện hóa tốt, còn mặt răng cần độ cứng và tính chống mài mòn cao qua tôi cảm ứng. Đặc điểm của tôi cảm ứng bánh răng là khó đạt được lớp tôi cứng phân bố đều theo chu vi răng.

Hình 5.10. Sự phân bố lớp tôi và lớp chuyển tiếp khi nung toàn bộ bề mặt các răng: a. m < 2,0; b. m = 2,0 ữ 2,5; c. m = 2,5 ữ 4,0; d. m > 4,0 (trong hình vẽ các số chỉ độ cứng HRC)

Khi môđun răng m < 6 (loại răng nhỏ) rất khó đạt được nung đều bề mặt theo chu vi, bởi vì vòng cảm ứng không thể uốn lượn theo chu vi của từng răng, do vậy sau khi tôi lớp cứng có hình dạng khác nhau. Với môđun quá nhỏ (m < 2) không những toàn bộ răng mà cả lớp dày dưới chân răng cũng được tôi cứng (hình 5.10a), với các môđun lớn hơn (m = 2,0 ữ 4,0) lớp tôi dần dần mỏng lại so với tiết

diện răng (hình 5.10b và c) nhưng chân răng vẫn được tôi cứng. Khi môđun răng lớn hơn 4, hầu như toàn bộ răng được tôi, nhưng chân răng không được tôi (hình 5.10d). Với các bánh răng có răng nhỏ như vậy, để đạt lớp tôi mỏng phải dùng máy phát dòng tần số cao trong khoảng 70 ữ 250kHz với vòng cảm ứng dạng tròn (khuyên).

Hình 5.11. Phương pháp tôi từng răng: a. tôi răng; b. tôi rãnh răng

Các bánh răng có môđun lớn (m > 6 ữ 8) không thể dùng cách nung đồng thời các răng, lúc đó phải dùng cách nung theo các mặt làm việc (hai bên mặt răng hay má) do đó nâng cao được tính chống mài mòn (hình 5.11). Nung nóng đồng thời hai mặt làm việc của cùng một răng (hình 5.11a) chỉ nâng cao độ cứng của hai mặt bên của răng, còn độ cứng chân răng không thay đổi, do đó không nâng cao được độ bền mỏi chân răng. Các bánh răng tôi theo kiểu này thường bị nứt chân răng khi làm việc. Nung nóng đồng thời hai mặt làm việc giáp nhau của hai răng kề nhau bằng cách đặt vòng cảm ứng vào r∙nh răng (hình 5.11b), như vậy cả mặt làm việc lẫn chân răng cũng đều được tôi cứng.

Bảng 5.5. Chọn chiều sâu lớp thấm cacbon theo môđun răng

(theo công ty Gleason) Môđun răng Chiều sâu lớp

thấm cacbon nên chọn, mm

Chiều dày răng theo vòng chia,

mm

Tỷ số chiều dày lớp thấm với nửa

chiều dày răng

Tỷ số chiều sâu lớp thấm với môđun 1,5 0,4 2,3 0,34 0,27 3,0 0,8 4,5 0,34 0,27 4,0 0,95 6,0 0,32 0,24 5,0 1,1 7,5 0,30 0,22 7,0 1,4 10,5 0,26 0,20 10,0 1,8 15,0 0,24 0,18 Bánh răng chịu tải nặng

Các bánh răng quay với tốc độ lớn, chịu tải nặng (như các bánh răng của hộp số, cầu sau ôtô) được làm bằng thép thấm cacbon. ưu điểm của cách chế tạo này là bánh răng chịu được tải nặng hơn, chịu mài mòn tốt hơn do kết quả của thấm cacbon, tôi và ram thấp, nhưng có nhược điểm là là quá trình hóa nhiệt luyện kéo dài làm tăng giá thành.

So với tôi cảm ứng, lớp hóa bền bề mặt bánh răng bằng thấm cacbon hay thấm cacbon - nitơ phân bố đều theo chu vi, nói chung không phụ thuộc vào môđun răng. Chiều sâu lớp thấm cacbon được chọn theo môđun răng như trình bày ở bảng 5.5, để bảo đảm tỷ số giữa chiều sâu lớp thấm với nửa chiều dày răng ở trong giới hạn 0,2 ữ 0,3, với tỷ lệ này giới hạn mỏi của bánh răng đạt được giá trị cao nhất.

Các mác thép thấm cacbon thường dùng làm bánh răng là 18XΓT, 25XΓT, 30XΓT, 12XH3A và 25XΓM, trong đó 25XΓM chỉ dùng để thấm cacbon - nitơ. Ngày nay trong công nghiệp ôtô người ta đều đ∙ chuyển cách chế tạo bánh răng từ thấm cacbon sang thấm cacbon - nitơ ở thể khí. Ví dụ ở Nga người ta đ∙ dùng rộng r∙i mác 25XΓM để làm bánh răng cho các hộp số ôtô. Sau khi thấm cacbon - nitơ trong lò liên tục (sử dụng khí thiên nhiên, khí thu nhiệt và amôniac) ở nhiệt độ 850

ữ 8600

C, bánh răng được tôi trực tiếp trong dầu nóng MC20 ở nhiệt độ 1800

C (tôi phân cấp). Cách chế tạo như vậy rút ngắn được thời gian và nhiệt độ thấm, nâng cao tính chống mài mòn, giảm độ biến dạng so với thấm cacbon. Theo số liệu của nhà máy ZIL hiệu quả của dùng thép mác 25XΓM, 25XΓT thấm cacbon - nitơ thay cho 12XH3A thấm cacbon như trình bày ở bảng 5.6.

Bảng 5.6. Hiệu quả của thấm cacbon - nitơ so với thấm cacbon cho bánh răng

Nguyên công nhiệt luyện

12XH3A

(thấm cacbon + ram cao + tôi ram thấp)

25XΓM, 25XΓT

(thấm cacbon - nitơ + tôi trực tiếp - phân cấp + ram thấp)

Thời gian thấm, h 10 6 Nhiệt độ thấm, 0C 930 860 Độ cứng, HRC 60 57 ữ 60 Độ đảo vòng chia, mm 0,35 0,08 ữ 0,12 Tính chống mài mòn, % 100 200 5.3.5.Thép đàn hồi

Như tên gọi, thép đàn hồi là thép khá cứng, có tính đàn hồi cao, có thành phần cacbon tương đối cao, trong khoảng 0,55 ữ 0,65%, dùng để chế tạo nhíp, lòxo và các chi tiết đàn hồi khác. Để đạt giới hạn đàn hồi cao nhất thép được nhiệt luyện tôi + ram trung bình đạt tổ chức trôxtit ram.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Vật liệu kim loại pdf (Trang 44 - 46)