Đặc điểm của thép làm dụng cụ biến dạng nguộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Vật liệu kim loại pdf (Trang 61 - 62)

Để đạt được các yêu cầu cơ tính kể trên, các thép làm dụng cụ biến dạng nguội có các đặc điểm chung sau.

- Thành phần cacbon cao, thường ở mức trên dưới 1%, bảo đảm độ cứng, tính chống mài mòn sau khi tôi, song có một số trường hợp đặc biệt phải lấy khác đi.

+ khi chịu va đập mạnh, lượng cacbon giảm đi, còn 0,40 ữ 0,60%,

+ khi cần chống mài mòn thật cao, lượng cacbon phải cao đến 1,50 ữ

2,00% hay hơn.

- Thành phần hợp kim phụ thuộc vào hình dạng, kích thước khuôn và tính chống mài mòn yêu cầu do tác dụng nâng cao độ thấm tôi và tạo ra cacbit cứng. Để làm tăng độ thấm tôi thường dùng các nguyên tố crôm, mangan, silic, vonfram với lượng ít (~ 1% mỗi loại). Để nâng cao tính chống mài mòn phải dùng lượng lớn crôm (~ 12%) cùng với lượng cacbon rất cao, 1,50 ữ 2,00% hay hơn.

- Nhiệt luyện kết thúc dụng cụ biến dạng nguội cũng giống như dao cắt là tôi + ram thấp để đạt tổ chức mactenxit ram với độ cứng cao, song cũng có đặc

điểm riêng.

• Để bảo đảm độ bền và do kích thước lớn (hơn dụng cụ cắt) nhiệt độ tôi của thép được lấy cao hơn một chút (20 ữ 40oC) để austenit được đồng nhất hơn, nâng cao độ thấm tôi. Cũng để đạt điều này, trước khi tôi nên thường hóa để đạt hỗn hợp ferit - cacbit nhỏ mịn, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm biến dạng, nứt khi tôi.

• Nhiệt độ ram lấy cao hơn (song vẫn là ram thấp) vì yêu cầu độ cứng thấp hơn chút ít. Chú ý do ram thấp phải tránh giòn ram loại I.

Trong số các dụng cụ biến dạng nguội, chỉ xét loại khuôn dập nguội là loại được dùng phổ biến trong sản xuất cơ khí.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Vật liệu kim loại pdf (Trang 61 - 62)