IV- Kết quả thanh lý TSCĐ:
3. 1 Đánh giá khái quát tình hình kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty Vật tư vận tải xi măng:
3.3. 4 Hoàn thiện kế toán TSCĐ tăng do XDCB:
Theo quy định, chi phí liên quan đến TSCĐ hình thành từ đầu tư XDCB tập hợp vào TK 241(2412) và chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao, kế toán tập hợp một lần toàn bộ chi phí này để ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Tuy nhiên, ở Công ty VTVTXM, các chi phí phát sinh không được tập hợp một lần, mà tập hợp nhiều lần để ghi tăng nguyên giá. Các chi phí đầu tư ban đầu được tập hợp vào TK 241(2412) rồi kết chuyển sang TK 211, còn chi phí chính cho công trình lại được tập hợp ngay vào TK 211. Cách hạch toán này dẫn đến hiện tượng: đôi khi, kế
toán không tập hợp đầy đủ chi phí đầu tư cho TSCĐ nên việc xác định nguyên giá có thể không chính xác.
Ví dụ: Năm 2003, đoàn XL 02 sau khi hoàn thành XDCB, kế toán kết chuyển chi phí ban đầu (như: hội họp, mở thầu, xét thầu, thẩm định dự án,...) vào TK 211 (tháng 4/2003). Chi phí đóng tàu được ghi ngay vào nguyên giá (tháng 4/2003). Riêng chi phí thiết kế được kết chuyển vào tháng 5/2003. Cách ghi tăng tài sản như vậy có thể hiểu là hai TSCĐ hữu hình khác nhau được đưa vào sử dụng hoặc người ta lắp thêm một số bộ phận vào đoàn xà lan này làm tăng nguyên giá của nó. Song, đáng chú ý hơn là nguyên giá một TSCĐ được ghi vào hai tháng khác nhau. Nếu hạch toán theo đúng nguyên tắc, mức khấu hao của đoàn xà lan này trong tháng 5 và tháng 6 phải khác nhau. Thực chất, đoàn XL 02 không có sự thay đổi về nguyên giá (nguyên giá của một TSCĐ chỉ thay đổi trong ba trường hợp: nâng cấp, tháo dỡ một hay một số bộ phận, đánh giá lại). Tuy nhiên, mức khấu hao thực tế được trích cho tài sản này trong hai tháng 5 và tháng 6 lại giống nhau.
Vì vậy, kế toán nên tập hợp toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB vào TK 241(2412) rồi tổng hợp một lần để ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình đó:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình. Có TK 2412: Giá trị thực tế công trình.