Tài khoản sử dụng:

Một phần của tài liệu Kế toán Tài Sản Cố Định tại Công ty Vật tư vận tải xi măng (Trang 33 - 37)

- Sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ:

1.6.1. Tài khoản sử dụng:

TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn (SCL) TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí SCL TSCĐ.

+ Bên Nợ: Phản ánh chi phí SCL, chi phí đầu tư cải tạo, nâng cấp TSCĐ. + Bên Có: Giá trị công trình SCL TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán.

+ Dư Nợ: Chi phí SCL TSCĐ dở dang, chi phí SCL TSCĐ đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt y.

Ngoài ra, kế toán sử dụng các tài khoản khác như: 1421, 335, 627, 641, 642, 111, 112, 331, 211...

1.6.2 Trình tự kế toán:

Căn cứ vào công việc sửa chữa, kế toán phản ánh nghiêp vụ sửa chữa theo từng trường hợp cụ thể sau:

Sửa chữa thường xuyên:

Nếu doanh nghiệp tự tiến hành sửa chữa, kế toán tập hợp chi phí sửa chữa theo từng đối tượng sử dụng TSCĐ:

Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...)

Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa, kế toán ghi :

Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...).

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK chi phí (111, 112, 331) Tổng số tiền phải trả.

Sửa chữa lớn:

- Sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch:

Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ tính vào chi phí kinh doanh theo dự toán, kế toán ghi:

Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...). Có TK 335: Chi phí phải trả.

Nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ diễn ra, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể.

+ Nếu doanh nghiệp tự tiến hành sửa chữa, chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế được tập hợp theo từng công trình như sau:

Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế.

Có các TK liên quan (111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...).

+ Nếu doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa, khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn:

Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK liên quan (111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...).

Công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động. Kế toán căn cứ vào giá thành sửa chữa thực tế để kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa:

Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa thực tế.

Có TK 241 (2413): Giá thành sửa chữa thực tế.

Trong trường hợp giá thành sửa chữa thực tế lớn hơn giá thành dự toán (đã trích trước), phần vượt dự toán được tính vào chi phí kinh doanh của kì kết chuyển chi phí sửa chữa:

Có TK 335: Phần vượt dự toán.

Ngược lại, nếu giá thành sửa chữa thực tế nhỏ hơn giá thành dự toán (đã trích trước), phần dự toán thừa được ghi vào thu nhập bất thường:

Nợ TK 335: Phần dự toán thừa (đã trích trước). Có TK 721: Thu nhập bất thường. - Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch:

Doanh nghiệp có thể tự tiến hành hoặc thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ.

Trường hợp tự tiến hành sửa chữa, kế toán tập hợp các chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình:

Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế.

Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338...)

Nếu TSCĐ thuê ngoài sửa chữa lớn, khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn:

Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 331, 111, 112: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng.

Công việc sửa chữa hoàn thành, toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phải chờ phân bổ ở các kỳ hạch toán sau:

Nợ TK 142:

Có TK 241 (2413)

Kế toán xác định số kỳ phân bổ thích hợp để tính ra mức phân bổ trong từng kì hạch toán và ghi:

Nợ TK 627, 641, 642... Có TK 142.

- Sửa chữa nâng cấp TSCĐ:

Kế toán cũng tiến hành tập hợp chi phí sửa chữa như trường hợp sửa chữa ngoài kế hoạch:

Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế.

Nợ TK 133: Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338...

Sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá thành thực tế công việc sửa chữa, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211: Nguyên giá tăng (Giá thành thực tế công việc sửa chữa)

Có TK 2413: Giá thành công việc sửa chữa.

Nếu chi phí dùng để nâng cấp TSCĐ hữu hình được bù đắp bằng nguồn vốn chuyên dùng thì kế toán ghi bút toán kết chuyển nguồn (tương tự các phần trên).

1

1..77.. QQuuiittrrììnnhhtthhcchhiinnkkếếttooáánnttrrêênnmmááyyttíínnhh::

Đối với chương hành kế toán tài sản cố định, có thể khái quát qui trình chung thực hiện công việc kế toán trên máy tính như sau:

Bước 1: Xử lý nghiệp vụ.

Phân loại chứng từ, xác định các chứng từ liên quan đến tài sản cố định. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thiết lập bảng mã danh mục tài khoản tài sản cố định, có thể theo dõi chi tiết theo đối tượng, khoản mục, chi tiết.

Chuẩn bị đầy đủ số dư đầu kỳ, số lũy kế và số dư theo chi tiết của các tài khoản tài sản cố định và các tài khoản có liên quan.

Bước 2: Nhập và xử lý số liệu.

Nhập các dữ liệu cố định: Nhập số dư đầu kỳ, số lũy kế cho các tài khoản tài sản cố định và các tài khoản khác có liên quan.

Nhập các dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo.

Nhập thêm dữ liệu mới: xem, sửa, xóa các dữ liệu đã nhập.

Bước 3: Tính toán.

Tiến hành các bút toán tính và phân bổ khấu hao, kết chuyển khấu hao vào chi phí kinh doanh.

Lên cân đối tháng các tài khoản.

Bước 4: Xem, in ra các sổ, thẻ, báo cáo.

Xem, in ra các thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết tài sản cố định. Xem, in ra các báo cáo về tài sản cố định theo tháng, quí, năm.

Bước 5: Khóa sổ và chuyển sang kỳ mới.

Chuyển các số phát sinh trong kỳ sang lũy kế trong các danh mục tài khoản, số dư cuối kỳ trong các danh mục sang số dư đầu kỳ.

Chuyển tháng kế toán, năm kế toán sang phần cài đặt thông số sang tháng tiếp theo. Xóa số phát sinh trong các danh mục tài khoản.

Trên đây là toàn bộ các bước kế toán tài sản cố định bằn máy. Kế toán trên máy giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí hơn nữa đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy áp dụng kế toán máy đang là một nhu cầu quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng và hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Và đây cũng là kết thúc cho phần lý luận chung về kế toán kế toàn tài sản cố định trong doanh nghiệp. P Phhầầnn IIII T Thhựựcc ttrạrạnngg ttổổ cchhứứcc kkếế ttooáánn vvàà qquuảảnn llýý TTSSCCĐĐ t

tạạii ccôônngg ttyy vvậậtt ttưư vvậậnn ttảảii xxii mmăănngg

22..11 KKhhááiiqquuáátttthhccttrrnnggttcchhccbbmmááyyqquunnllýýSSXXKKDDvvààttcchhccccôônnggttáácckkếếttooáánn

Một phần của tài liệu Kế toán Tài Sản Cố Định tại Công ty Vật tư vận tải xi măng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)