Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình.

Một phần của tài liệu Kế toán Tài Sản Cố Định tại Công ty Vật tư vận tải xi măng (Trang 32 - 33)

b. Trình tự kế toán:

1.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình.

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần và hư hỏng do tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện làm việc hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, TSCĐ cần được sửa chữa hoặc bảo dưỡng để khôi phục hiệu quả hoạt động. Tuỳ theo mức độ sửa chữa, người ta chia nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp thành: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.

Sửa chữa thường xuyên:

Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa diễn ra trong thời gian ngắn, quy mô sửa chữa nhỏ với chi phí sửa chữa chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Vì thế, chi phí sửa chữa thường xuyên được tập hợp thẳng vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp có thể tự sửa chữa hoặc thuê ngoài sửa chữa nhằm giữ cho TSCĐ có trạng thái tốt bình thường. Sửa chữa thường xuyên thường mang tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những bộ phận nhỏ của TSCĐ.

Sửa chữa lớn :

Khác với sửa chữa thường xuyên, công việc sửa chữa lớn TSCĐ thường được diễn ra trong thời gian dài, chi phí cho sửa chữa lớn và thường sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận quan trọng của TSCĐ. Sửa chữa lớn không chỉ nhằm duy trì hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn kéo dài thời gian hưũ dụng của TSCĐ. Vì vậy, người ta chia sửa chữa lớn thành sửa chữa lớn mang tính phục hồi và sửa chữa lớn nâng cấp. Cụ thể như sau:

- Sửa chữa lớn mang tính phục hồi:

Công việc này có tính chất khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ. Với chi phí sửa chữa lớn, kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí SXKD của nhiều kì hạch toán. Theo công tác kế hoạch, sửa chữa lớn TSCĐ mang tính phục hồi gồm: sửa chữa lớn theo kế hoạch và ngoài kế hoạch.

+ Sửa chữa lớn trong kế hoạch:

Là việc sửa chữa TSCĐ được doanh nghiệp dự kiến trước về qui mô, tính chất, thời gian sửa chữa. Theo kế hoạch đó, kế toán lập dự toán, trích trước vào chi phí SXKD đều đặn hàng tháng.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp không dự kiến trước được những sự cố nghiêm trọng của TSCĐ. Khi đó, doanh nghiệp chưa lập kế hoạch về qui mô, tính chất, thời gian sửa chữa. Những khoản chi phí sửa chữa phát sinh rất lớn, đột xuất. Do đó, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí này được phân bổ trong từng kỳ hoạch toán.

Một phần của tài liệu Kế toán Tài Sản Cố Định tại Công ty Vật tư vận tải xi măng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)