Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 72 - 76)

Hoạt động xuất nhập khẩu nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển

kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy để thúc đẩy hoạt động này một cách có hiệu quả

nhất đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng cho xuất nhập khẩu không chỉ là mối quan tâm của các Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu nói trên theo tôi trong giai đoạn trước mắt Nhà nước cần phải :

1. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách quản lí Nhà nước đối với

hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng tinh giản chính xác và thuận lợi nhằm

tạo hành lang pháp lí an toàn cho các doanh nghiệp và Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thời gian qua chính sách và cơ chế quản lí Nhà nước về kinh tế, tuy đã có nhiều

sửa đổi nhưng vẫn bộc lộ những yếu kém. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các

vụ án kinh tế lớn có liên quan đến các Doanh nghiệp và Ngân hàng . Sự lừa đảo

chiếm đoạt vốn của Ngân hàng, của Nhà nước của các cá nhân, các doanh nghiệp đã thể hiện lỏng lẻo trong quản lí Nhà nước. Việc ban hành các chính sách, chế độ còn nhiều khe hở khiến cho bọn lừa đảo có thể lợi dụng. Tác hại của những vụ việc đó

không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng mà cả

với nền kinh tế.

- Tiến hành nghiên cứu sửa đổi các chính sách cũ, ban hành các chính sách mới chặt chẽ hơn nhưng lại phải thuận lợi cho các doanh nghiệp và Ngân

hàng làm ăn đích thực hơn.

- Tự do hoá về kinh doanh và từng bước xoá bỏ các hạn chế về hàng rào thuế

quan theo cam kết quốc tế.

-

2. Thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu và quỹ hỗ trợ xuất khẩu:

Về quỹ bảo hiểm xuất khẩu: xuất phát về tính rủi ro cao về giá cả thị trường

quốc tế. Để các nhà xuất khẩu yên tâm ổn định sản xuất và một phần giúp đỡ họ khi

gặp rủi ro bất lợi, Nhà nước nên sớm thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Quỹ này có thể vận động theo nguyên tắc: Bộ thương mại và các cơ quan quản lí có liên quan sẽ

tiến hành khảo sát thị trường để định ra một mức giá trị bảo hiểm nhất định sao cho người sản xuất có thể thu hồi vốn đầu tư, trang trải các chi phí và có được một phần

lợi nhuận hợp lí.

Khi giá thị trường thế giới thuận lợi, giá xuất khẩu cao hơn giá bảo hiểm. Nhà

nước sẽ thu phần chênh lệch bổ sung vào quỹ. Ngược lại khi giá thị trường thế giới thay đổi, giá xuất khẩu thấp hơn giá bảo hiểm, Quỹ sẽ trích tiền hỗ trợ cho nhà xuất

khẩu để họ có sản phẩm tại mức giá bảo hiểm.

Như vậy, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp ổn định thu nhập, từ đó gián tiếp tác động đến khả năng hoàn trả vốn vay

ngân hàng của doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng thì điều này là hết sức có ý nghĩa

trong việc nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.

Về quỹ tín dụng xuất khẩu: Với mục đích hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, bảo hiểm

tín dụng cho các NHTM tham gia tài trợ xuất khẩu, hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan tài trợ và bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu như: JBIC, EXIM bank Hàn quốc, EXIM bank Thái Lan, EXIM bank Mỹ... Vì vậy, Chính phủ cần nhanh chóng cho ra đời Quỹ tín dụng xuất khẩu để cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi, bảo lãnh

tín dụng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất

khẩu và hạn chế rủi ro cho các NHTM.

Về nguyên tắc hoạt động : Quỹ sẽ do Ngân hàng Nhà nước quản lí. Đối với

từng dự án cụ thể, Quỹ sẽ tài trợ một phần hay toàn bộ. Để tăng hiệu quả Quỹ nên hỗ

trợ một phần với lãi suất ưu đãi, phần còn lại các Doanh nghiệp tự đi vay của Ngân hàng . Như vậy, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp và Ngân hàng , vừa đạt mục tiêu xuất khẩu.

3. Tăng cường vai trò điều tiết giá xuất nhập khẩu hợp lí thông qua Quỹ bình ổn

giá

Hoạt động của Quỹ bình ổn giá thời gian qua đã phát huy được vai trò nhất định

trong việc điều tiết thị trường hàng hoá ( cả xuất khẩu và nhập khẩu ). Song do tiềm

lực tài chính và phương thức sử dụng còn hạn chế đã làm cho vai trò của Quỹ đem

lúc còn bị động và chưa kịp thời. Trong thời gian tới, Nhà nước cần hỗ trợ thêm về

mặt tài chính cho Quỹ ngoài phần phụ thu như hiện nay. Mặt khác Quỹ nên tập trung

vào những Doanh nghiệp lớn mà sự tham gia hoặc rút lui của các Doanh nghiệp này thực sự có ảnh hưởng đến cung cầu, giá cả trên thị trường.

Các phương thức điều tiết cũng nên đa dạng hơn gồm:

- Hỗ trợ lãi suất cho Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, hỗ trợ một phần không

hoàn lại số lỗ phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giá mua cao hơn giá bán.

- Hỗ trợ một phần lỗ phát sinh do các doanh nghiệp có nộp phụ thu nay gặp phải đột biến giá cả thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp trực tiếp vay

vốn ưu đãi, hỗ trợ chi thay cho NSNN theo lệnh của Chính phủ.

Hiện nay về việc đảm bảo tiền vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường là bất động sản nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà chưa nhiều dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không đủ điều kiện thế chấp do

vậy cho vay đối với loại hình này gặp nhiều khó khăn. Hơn thế, nhiều khi doanh

nghiệp không trả được nợ ngân hàng đem tài sản thế chấp ra phát mại lại rơi vào trường hợp khách hàng chưa có quyền sử dụng, sở hữu nhà đất hợp pháp. Do vậy để

thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài vay vốn hoạt động và cũng là để tránh rủi ro cho các Ngân hàng Nhà nước nên sớm ban hành qui định cụ thể về việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà đất cho các doanh nghiệp.

5. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường trong và ngoài nước

Để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin kịp thời chính xác phục vụ

cho việc ra các quyết định về sản xuất, đầu tư, đồng thời để định hướng thị trường

cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin

thị trường trong và ngoài nước một cách chính xác và đầy đủ. Chẳng hạn có thể lập

một trương trình truyền hình riêng về thông tin thị trường cập nhật.

6. Quản lí nghiêm việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đây là việc làm hết sức quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp và ngân hàng mà còn cả với các cơ quan quản lí của Chính phủ.

Việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng : các Ngân hàng sẽ giảm

bớt được gánh nặng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời có những

thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó hạn chế được rủi ro và nâng cao được chất lượng tín dụng của mình.

Đối với các cơ quan quản lí của Nhà nước việc làm này sẽ giúp cho họ có thể

phát hiện ra được những yếu kém trong hoạt động của các doanh nghiệp và có biện

pháp khắc phục.

7. Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chương trình thanh toán nợ nước ngoài

Những năm qua Chính phủ đã rất nỗ lực để đàm phán và thanh toán nợ với nước ngoài. Tuy nhiên, để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao được uy tín

cho các doanh nghiệp và ngân hàng trên trường quốc tế Chính phủ cần tiếp tục cố

gắng hơn nữa trong việc thanh toán nợ với nước ngoài. Do điều kiện của Việt nam

còn nhiều khó khăn Chính phủ có thể đàm phán để được giãn nợ, trả dần và đặc biệt là đàm phán để được thanh toán nợ bằng hàng hoá.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)