KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 32)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa (ICBV) là một trong các

chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam, đóng tại trụ sở 187 Tây Sơn, Hà

Nội. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng công thương nói

riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung là hệ quả của công cuộc đổi mới đất nước. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa ra đời trên cơ sở Ngân hàng Nhà

nước quận Đống Đa (trước tháng 3 năm 1988). Sau khi nhà nước ban hành nghị định

53-HĐBT (ngày 26/3/1988), “đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng”, hệ thống Ngân hàng Nhà nước chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân

hàng hai cấp. Ngân hàng Công thương Đống Đa ra đời là một chi nhánh của ngân

hàng Công thương Việt Nam thực hiện đúng chức năng: kinh tế tiền tệ, tín dụng, dịch

vụ ngân hàng và kinh doanh ngoại hối trên địa bàn quận Đống Đa nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực.

Tuy vậy địa điểm chính của ngân hàng thực sự là khồng thuận lợi , như trụ sở

chính bị che khuất, việc đi lại giao thông không thuận lợi, nhưng với sự năng động

của mình, Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng kinh doanh có hiệu quả, chữ

tín ngày càng cao, trở thành một địa điểm tin cậy, có sức thuyết phục đối với khách hàng.Điều này được thể hiện ở nhiều mặt trong hoạt động của ngân hàng.

Quận Đống Đa với 26 phường, trên 40 vạn dân, được xếp vào một trong những

quận rộng nhất và có kinh tế phát triển nhất ở Hà Nội. Mặt khác đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn, đồng thời lại có nhiều doanh nghiệp tập thể, liên

doanh tư nhân hoạt động sản xuất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau.Đặc biệt, khu

địa bàn đã tạo cho ICBV một thế mạnh rất lớn. Chẳng hạn như năm 1997, số

khách hàng gửi tiết kiệm lên tới 82.600 người, ở một số quỹ tiết kiệm đóng rải rác trên địa bàn khu vực. Đến năm 1998 số khách hàng mở tài khoản lên tới 200

doanh nghiệp và hộ tư nhân cá thể, số khách hàng gửi tiết kiệm lên tới 90000 người.

Vì vậy một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra hiện nay là phải khai thác, thu

hút và giữ được khách hàng bằng uy tín của mình.

Ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có một mạng lưới kinh doanh rộng lớn với một trụ sở chính và mười bốn quỹ tiết kiệm phân bố đều

khắp trong quận và vùng phụ cận. Ngân hàng có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình trong công tác. Ban giám đốc thường

xuyên nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn và của ngân hàng kịp thời

giải quyết những khó khăn mới phát sinh, đặt ra mục tiêu và chủ chương hợp lý, đặc

biệt là chủ chương xắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng, Chi nhánh

Ngân hàng Công thương Đống Đa không những đã vượt qua thời kỳ khó khăn của

ngân hàng (1989-1992) mà còn đạt là ngân hàng kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm liên tục.

Ngân hàng Công thương Đống Đa cũng luôn xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ dựa trên bốn mục tiêu chủ yếu

mà ngân hàng coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình: đó là kinh tế phát

triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật và lợi nhuận hợp lý. Kinh tế phát triển là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng đầu của ngân hàng mà theo đó ngân hàng nên tạo môi trường thuận lợi cho khách hàng kinh doanh, do hiệu quả của khách hàng và hiệu quả

của ngân hàng và từ đó đổi mới lề lối làm việc . An toàn vốn là mục tiêu quan trọng,

do vậy phải có biện pháp cụ thể như: thẩm định kỹ trước, trong và sau khi cho vay.

Điều này đòi hỏi cấn bộ ngân hàng phải có trác nhiệm , năng lực và kiến thức ,

phòng kiểm soát phải hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu tôn trọng pháp luật đã chứng

tỏ Ngân hàng Công thương Đống Đa không chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần, mà lợi nhuận đạt được trên cơ sở hợp lý trong khuân khổ pháp luật chứ không phải bất

chấp pháp luật. Còn với mục tiêu lợi nhuận hợp lý, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn cho vay theo lãi suất chung trên thị trường chủ động da dạng hoá các dịch vụ như : bảo lãnh, cầm cố, thu chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng.

Với một hướng đi đúng đắn như vậy, liên tục nhiều năm gần đây Ngân hàng

Công thương Đống Đa đã đạt được mức lợi nhuận vượt kế hoạch, phục vụ kịp thời

và có hiệu quả nhu cầu vốn, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển sản

suất kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

 Bộ máy lãnh đạo của ngân hàng Công thương Đống Đa gồm : một giám đốc, hai phó giám đốc và các phòng ban : kinh doanh đối nội, kinh doanh đối ngoại, kế

toán tài chính, tiền tệ kho quỹ, kiểm soát, thông tin điện toán, tổ chức hành chính và hai phòng giao dịch.

 Các dịch vụ Ngân hàng Công thương Đống Đa cung cấp cho khách hàng gồm:

Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ ; phát hành kỳ phiếu

trái phiếu ngân hàng ; cho vay ngắn hạn cho vay trung dài hạn ; mở L/C ; thanh toán

quốc tế ; kinh doanh ngoại tệ ; chuyển tiền.

2.1.3.Tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa

Những năm vừa qua là một giai đoạn hết sức khó khăn đối với Việt Nam nói chung và đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng nói riêng. Chúng ta phải đối

dầu với hai cơn bão lớn: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực và những

thiên tai nặng nề liên tiếp. Tuy vậy, Việt Nam đã vươn lên và trụ vững trước những khó khăn thách thức đó. Hoà chung thành quả của cả nước, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã không ngừng nỗ lực để khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường khu vực cũng như quốc tế. Và mặc dù còn có những mặt hạn chế nhưng ngân

hàng đã đạt những kết quả khá khả quan trong hoạt động kinh doanh. Điều này được

thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:

Về huy động vốn

Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng

quyết định sự thành công của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn luôn xác định tạo vốn là khâu mở để xây dựng một mặt bằng ổn định và vững

chắc cho các hoạt động kinh doanh.

Với phương châm coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng và nhận thức được vai trò của mối tương quan giữa vốn nội tệ và vốn

ngoại tệ, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều biện

pháp và thông qua các kênh khác nhau trong ngân hàng, chú trọng tăng tỷ trọng vốn

trung và dài hạn bằng các biện pháp như: tăng tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đồng

thời khai thác triệt các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế...

Kết quả của những nỗ lực trên của ngân hàng là trong nhiều năm liên tục

nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo hướng tích cực : vốn trong nước chiếm tỷ lệ

cao, vốn huy động dài hạn tăng... Cụ thể :

- Về tổng nguồn vốn:

Nguồn vốn các năm đều tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 1999

tổng nguồn vốn đạt 1375 tỷ đồng, năm 2000 đạt 1429,5 tỷ đồng, (năm 1999 so với năm 2000 tăng chậm là do cuối năm 1999 chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh

Xuân tách khỏi chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa). Năm 2001 tổng nguồn

vốn đạt 1850 tỷ đồng tăng 29,4% so với năm 2000, trong ki đó nguồn vốn huy động

cũng tăng lên tương ứng. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng và vững chắc

trong hoạt động quản lí kinh doanh của ngân hàng và Ngân hàng Công thương Đống Đa đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong việc huy động vốn.

Biểu 1 : Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 1999 – 2001 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1999 2000 2001 TG tiÕt kiÖm TG cña c¸c TCKT Kú phiÕu

-Về cơ cấu nguồn vốn:

Tiền gửi tiết kiệm năm 1999 chiếm 70,5% tổng nguồn vốn, năm 2000 là 82,6% so với năm 1999. Đến năm 2001 tiền gửi tiết kiệm chiếm 64,9% tổng nguồn vốn

giảm so với năm 2000 là 177,7%. Trongkhi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh: Năm 2001 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 650 tỉ đồng bằng 165,3% so

với năm 2000 tăng 405 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,1% tổng nguồn vốn. Điều này cho chúng ta thấy rằng nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, đáng kể là tiền gửi của một số doanh nghiệp mới mở tài khoản có hoạt động lớn. Do vậy có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân

hàng.

Về sử dụng vốn:

Tương ứng với nguồn vốn về tổng tài sản: các năm từ 1999 đến năm 2001 đều tăng năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 16%.

- Về hoạt động tín dụng:

Từ năm 1999- 2000 cơ cấu vốn tín dụng của ngân hàng thay đổi đáng kể theo hướng giảm cho vay trung và dài hạn.

Về việc sử dụng vốn các năm từ 1999 đến năm 2001 đều tăng năm sau cao hơn năm trước được thể hiện thông qua biểu 2.

Biểu 2 : Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 1999 - 2001 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 1999 2000 2001 DS cho vay DS thu nî D­ nî

Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay năm 2000 là 4,5% giảm so với tỷ trọng 6,5% so với năm 1999 (do Chi nhánh Ngân hàng Công thương

Thanh Xuân tách khỏi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa). Nhưng đến năm 2001 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 17,7% so với năm 2000. Như vậy từ năm 1999- 2001 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng trung bình 7,6% và doanh số

cho vay từ năm 1999- 2001 giảm 440 tỷ đồng. Doanh số thu nợ năm 2000 giảm

21,4%, với 335 tỷ đồng so với năm 1999, doanh số thu nợ năm 2001 giảm 170 tỷ đồng so với năm 2000 bằng 13,8%. Doanh số thu nợ từ 1999-2001 giảm trung bình

17,6% năm. Như vậy ta có thể rút ra kêt luận mặc dù ngân hàng đã giảm doanh số

cho vay rất nhiều so với năm 1999 nhưng doanh số thu nợ vẫn giảm. để đạt được

hiệu quả cao Ngân hàng phải đè cao những giải pháp nhằm cải thiện công tác thu nợ

của ngân hàng.

Để đánh giá toàn diện tình hình sử dụng vốn ta xét chỉ tiêu dư nợ. Năm 2001,

tổng dự nợ các loại tăng 33,8% so với năm 2000 vàtăng so với năm 1999 là 17,8%.

Trong đó tín dụng trung và dài hạn tăng nhanh cả về tỷ trọng trong tổng dư nợ và mức tăng trên cho thấy nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng trong nền kinh

tế.

-Về hoạt động bảo lãnh: cùng với nghiệp vụ kinh doanh, Ngân hàng Công

thương Đống Đa còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo

lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng. Các doanh nghiệp được chi nhánh bảo

lãnh chúng thầu đều vay vốn ngân hàng để thực thiện hợp đồng. Hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến ngày 31 tháng

12 năm 2001 là 313.000.000.000 trong đó bảo lãnh trung và dài hạn chiếm trên 90% -Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: quán triệt tinh thần của ban giám đốc:

“Phòng Kinh doanh Đối ngoại phải đảm bảo đủ nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu

cầu thanh toán của khách hàng. Chú trọng khai thác những nguồn ngoại tệ có giá cả

hợp lý.” Mặc dù kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng

nhu cầu của khách hàng, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo

Chi nhánh, sự hỗ trợ rất hiệu quả của Ngân hàng Công thương Việt Nam nên Ngân

hàng Công thương Đống Đa vẫn đáp ứng một cách tương đối đầy đủ về nhu cầu

ngoại tệ, giữ được những khách hàng truyền thống có dự nợ cao. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm ngoại tệ có thể tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu khách hàng trong thời gian tới.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA. NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA.

2.2.1. Đặc điểm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa. thương khu vực Đống Đa.

Sự chuyển đổi nền kinh tế theo xu hướng mở cửa đã thúc đẩy hoạt động kinh

doanh xuất nhập khẩu của Việt nam phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các ngành, lĩnh

vực. Lĩnh vực công thương nghiệp mà Ngân hàng Công thương Đống Đa đang phục

vụ cũng nảy sinh những nhu cầu nhập khẩu cấp thiết về vật tư, hàng hoá, máy móc,

thiết bị và nhu cầu hỗ trợ cho xuất khẩu của các tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn để thu mua, sản xuất , chế

biến, kinh doanh hàng hoá trong danh mục được phép xuất nhập khẩu theo qui định.

Sớm nhận thấy vấn đề đó Ngân hàng Công thương Đống Đa đã mở rộng hoạt động

sang lĩnh vực tài trợ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Về đặc điểm chung tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh cũng giống các ngân

hàng khác. Tuy nhiên nó có một số điểm khác biệt đó là:

- Mặc dù đã tiến hành đa dạng hoá khách hàng, song do luôn phải bám sát

nhiệm vụ chính là phục vụ lĩnh vực công thương nghiệp nên khách hàng chủ yếu vẫn

là các Doanh nghiệp Nhà nước.

- Trong tổng doanh số cho vay thì tỉ trọng tín dụng cho nhập khẩu máy móc

thiết bị chiếm tỉ trọng lớn. Điều này xuất phát từ các lí do như nền kinh tế Việt Nam

cho vay xuất khẩu còn nhiều hạn chế dẫn đến nắm bắt nhu cầu và triển khai cho vay khó khăn. Đây chính là một trong những vấn đề mà chi nhánh cần xem xét giải quyết để có thể đẩy mạnh được hoạt động tín dụng xuất khẩu và tạo được cơ cấu tín dụng

phù hợp cho giai đoạn phát triển sau này.

- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh được thực hiện trên cơ sở

phối hợp giữa nhiều phòng ban khác nhau gồm: các phòng tín dụng, phòng nguồn

vốn. Điều này một mặt tạo điệu kiện cho việc cung cấp tín dụng được diễn ra thuận

lợi chính xác hơn song mặt khác cũng gây những khó khăn trong việc điều hành quản lí điều hành hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng.

2.2.2. Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa Công thương khu vực Đống Đa

Do tín dụng xuất nhập khẩu còn nhiều mới mẻ và do một số hạn chế riêng nên

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)