Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 41 - 58)

Công thương khu vực Đống Đa

Do tín dụng xuất nhập khẩu còn nhiều mới mẻ và do một số hạn chế riêng nên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Đống Đa nói riêng mới chỉ áp dụng một số ít các hình thức cho xuất khẩu cũng như nhập

khẩu. Tuy nhiên, về qui trình chung của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ICBV

cũng tương tự các ngân hàng khác và có thể sơ lược như sau:

Bước 1: Tìm kiếm dự án

Đây là giai đoạn cần thiết phải có sự phối hợp giữa các phòng ban và các chi

nhánh để tiếp cận với các dự án có hiệu quả. Thông qua mối quan hệ của các phòng ban nói trên Ngân hàng sẽ nắm được tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực và

các đơn vị cụ thể cũng như nhu cầu vốn của họ qua đó tìm kiếm các dự án có hiệu

quả và xem xét đáp ứng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Với tình hình cạnh tranh trong ngành ngân hàng như hiện nay thì đây có thể coi

là hoạt động mang tính sống còn đối với không chỉ Ngân hàng Công thương Đống Đa.

Sau khi tìm được dự án, các cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tín dụng trên các mặt: Phân tích đánh giá dự án, phân tích đánh giá doanh nghiệp, dự báo khả năng

hoàn trả.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn

Sau khi được chấp nhận cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ

vay vốn bao gồm:

+ Các văn bản pháp lý về quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng kí

kinh doanh xuất nhập khẩu, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng...

+ Hồ sơ kinh tế và quản lí khách hàng gồm : Luận chứng kinh tế kĩ thuật của dự án đã được phê duyệt, đơn xin vay vốn, hợp đồng xuất nhập khẩu, tờ trình, hợp đồng

tín dụng , bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm liền, số hiệu tài khoản đã mở và các tài liệu liên quan khác như hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, các hình thức đảm bảo nợ vay...

Bước 4: Thực hiện giải ngân

Sau khi các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ vay vốn và các thủ tục cần thiết thì ngân hàng bắt đầu giải ngân. Số lượng mỗi lần giải ngân và thời gian giải ngân như

trong hợp đồng tín dụng.

Bước 5: Kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay

Định kì cán bộ tín dụng xuống chi nhánh và cơ sở để kiểm tra cà xem xét tình hình sử dụng vốn vay xem có thực hiện đúng như hợp đồng hay không và qua đó tìm ra những thiếu sót để xử lí.

Bước 6: Thu nợ gốc, lãi vay và xử lí nợ

Ngân hàng thực hiện thu nợ gốc và lãi vay theo thoả thuận trong hợp đồng. Đến

ngày trả nợ các doanh nghiệp phải chủ động chi trả nếu không ngân hàng sẽ có quyền

trích thu từ tài khoản của doanh nghiệp. Nếu hết hạn doanh nghiệp không trả được nợ

ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi phạt. Nếu vì một lí do nào đó được

Bước 7: Kết thúc hợp đồng

Sau khi doanh nghiệp đã trả hết nợ gốc và lãi ngân hàng sẽ cùng doanh nghiệp

thực hiện tất toán hợp đồng

Trên đây là qui trình chung tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công

thương Đống Đa, còn đối với mỗi hình thức tín dụng khác nhau chi nhánh lại có

những qui trình cụ thể hơn mà ta sẽ xem xét ở phần sau.

+ Các hình thức và qui trình tín dụng xuất nhập khẩu cụ thể

Đối với xuất khẩu

Chi nhánh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế vay

vốn ngắn hạn để thu mua, sản xuất chế biến kinh doanh hàng hoá trong danh mục được phép xuất khẩu theo qui định.

Các doanh nghiệp muốn được vay vốn theo hình thức này phải thoả mãn một số điều:

 Doanh nghiệp đó phải là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc

thu mua sản xuất, chế biến để uỷ thác xuất khẩu.

 Các doanh nghiệp phải có đủ những điều kiện của thể lệ tín dụng ngắn hạn

hiện hành (có tư cách pháp nhân, có phương án sản xuất kinh doanh được ICBV

chấp nhận).

 Về đảm bảo nợ vay doanh nghiệp có các hình thức sau:

- Có tài sản thế chấp cầm cố

- Có bảo lãnh của ngân hàng khác, của các công ty được thành lập theo quyết định 90, 91

- Có sự bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi đối ứng VND (để cho vay USD) hoặc

tiền gửi USD (để cho vay VND) của doanh ngiệp hoặc tổng công ty.

- Cầm cố bằng hối phiếu hoặc bộ chứng từ.

- Khi có L/C đã mở mà chi nhánh được chỉ định là ngân hàng chiết khấu và ngân hàng thông báo.

- Nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng uỷ thác (đối với doanh nghiệp

không xuất khẩu trực tiếp) xác định rõ khả năng thanh toán của bên mua và chỉ định

thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng.

- Có hợp đồng xuất khẩu theo chương trình trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

Tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng thanh toán hợp đồng xuất khẩu của doanh

nghiệp vay vốn mà quyết định phối hợp, lựa chọn nhiều hình thức bảo đảm nợ vay

khác nhau.

Qui trình tín dụng.

Khi có nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp phải gửi đến Ngân hàng Công

thương Đống Đa hồ sơ xin vay bao gồm:

1) Hồ sơ liên quan đến tư cách pháp nhân như quyết định thành lập doanh nghiệp,

giấy phép kinh doanh, điều lệ (nếu có).

2) Các tài liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm các báo cáo quyết toán các năm trước và quý gần nhất tính đến thời điểm xin vay.

3) Đơn xin vay kèm theo phương án sản xuất kinh doanh.

4) Các tài liệu liên quan đến việc cho phép xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam

5) Hồ sơ thế chấp cầm cố, bảo lãnh và các hình thức bảo đảm nợ vay khác.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thì phải gửi kèm theo hợp đồng xuất khẩu và các văn bản khác theo qui định của chi

nhánh.

Sau khi hoàn tất các điều kiện trên các doanh nghiệp tiến hành giải trình mục đích vay vốn, thanh toán hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của món vay. Nếu chấp

nhận, ngân hàng sẽ kí hợp đồng hay khế ước vay vốn với doanh nghiệp.

Các hình thức tín dụng xuất khẩu : Ngân hàng Công thương Đống Đa có thể cho vay đối với nhà xuất khẩu theo các hình thức cụ thể:

- Cho vay trước khi có hợp đồng xuất khẩu: Doanh nghiệp trước khi có hợp đồng xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu

Mức tối đa bằng tổng chi phí cần thiết để thu mua, dự trữ hàng xuất khẩu.

- Cho vay sau khi kí hợp đồng xuất khẩu: Sau khi kí hợp đồng xuất khẩu các

doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể được chi nhánh xem xét cho vay để tiếp tục bổ

sung vốn lưu động, thu mua sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng nhưng với điều

kiện doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sẽ được

chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng để trả nợ.

Mức tối đa = tổng chi phí sản xuất ra trị giá hàng hoá theo hợp đồng xuất khẩu đã kí - vốn tự có và vốn ứng trước của người mua, các nguồn huy động khác.

- Cho vay khi L/C đã được mở: sau khi nhận được L/C do ngân hàng nước

ngoài phát hành nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động để thu mua dự trữ

sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì ngoài những hồ sơ kể doanh nghiệp cần phải gửi hợp đồng xuất khẩu tới ngân hàng và đáp ứng một số điều kiện: Công thương Đống Đa

phải là ngân hàng thông báo và thanh toán L/C ; Ngân hàng phát hành L/C phải được

chi nhánh chấp nhận ; trong L/c phải qui định rõ bộ chứng từ phải được xuất trình tại

chi nhánh nếu không thì bản gốc của L/C phải do Ngân hàng Công thương Đống Đa

nắm giữ.

Mức cho vay tối đa theo hình thức này không vượt quá trị giá L/C.

Trường hợp doanh nghiệp đã được ngân hàng cho vay để thực hiện hợp đồng thì chi nhánh chỉ cho vay bổ sung phần vốn chênh lệch.

- Cho vay cầm cố hối phiếu: Sau khi xuất hàng có được hối phiếu nếu nhà xuất

khẩu có nhu cầu vay vốn sẽ được chi nhánh xem xét cho vay theo hình thức cầm cố

hối phiếu.

Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% trị giá hối phiếu, trừ một số trường

hợp được bảo lãnh khả năng thanh toán hoặc với khách hàng lớn có quan hệ lâu dài mức cho vay có thể đạt tới 90%-95% trị giá hối phiếu.

Khi nhận được tiền hàng chi nhánh sẽ thanh toán lãi phải thu, tự động thu hồi

được tiền từ ngân hàng phát hành L/C hoặc từ doanh nghiệp, phần còn lại ngân hàng chuyển trả theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Phương pháp cho vay: Chi nhánh có thể cho vay theo quí hoặc cả mùa vụ (nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu ổn định) và ngân hàng sẽ xác định hạn

mức tín dụng thường xuyên để kí hợp đồng.

Với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, ICBV áp dụng phương pháp cho vay theo món (cho vay từng lần) tương ứng với mức độ đảm bảo

nợ vay.

Thời hạn cho vay : Chi nhánh cho vay tối đa không quá 12 tháng và được xác định phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và luân chuyển hàng hoá hoặc thời hạn

thực hiện hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán của L/C.

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc trong từng thời kì và tương ứng với loại tiền vay.

Với các khách hàng có quan hệ lâu dài, có quan hệ vay trả thường xuyên, cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng khi có doanh thu hàng xuất khẩu thì sẽ được cho

vay với lãi suất ưu đãi. Trường hợp có tiền gửi VND làm đảm bảo thì được cho vay

với lãi suất thấp.

Thực hiện phát tiền vay: Việc phát tiền vay được dựa trên hợp đồng kinh tế

và chuyển thẳng đến đơn vị thụ hưởng. Trường hợp người bán không có tài khoản thì

được phép dùng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán và việc phát tiền vay dựa trên

hoá đơn nhập kho, hợp đồng. Trường hợp ứng tiền để thu mua thì căn cứ vào tiến độ mua hàng giao giám đốc chi nhánh xem xét thực tế để quyết định cho vay.

Sau từ 7-10 ngày kể từ khi phát tiền vay, chi nhánh phải kiểm tra việc sử dụng

vốn vay.

Xử lí hợp đồng vi phạm: Nếu hợp đồng tín bị phá vỡ do các nguyên nhân như:

a) Bên mua phá vỡ hợp đồng

b) Bên mua hoặc ngân hàng bên mua bị phá sản.

d) Rủi ro hối đoái, rủi ro chứng từ thanh toán và các điều khoản bất lợi cho nhà xuất khẩu qui định trong hợp đồng xuất khẩu ...

Doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi nêu trên và khoản nợ coi như đến

hạn nếu trong 15 ngày sau đó doanh nghiệp không có cách trả nợ cho ngân hàng.

Đối với nhập khẩu

Với các doanh nghiệp nhập khẩu Ngân hàng Công thương Đống Đa áp dụng

các hình thức sau:

*Cho vay mở L/C AT SIGHT - hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu.

Hiện nay tại Chi nhánh tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu dưới

hình thức L/C AT SIGHT. Cụ thể về hình thức này như sau :

Theo công văn 2725/ CV – NHCT5 ra ngày 29 tháng 09 năm 2000 về hướng

dẫn việc mở và thanh toán L/C AT SIGHT của Tổng giám đốc Ngân hàng Công

thương Việt Nam thì việc mở L/C AT SIGHT phải tuân theo những qui định dưới đây :

MỞ L/C AT SIGHT :

Khách hàng có nhu cầu nhập vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị ... mà trong hợp đồng ngoại thương qui định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả

tiền ngay (gọi tắt là L/ C AT SIGHT) được Ngân hàng công thương xem xét cho mở

L/C AT SIGHT.

Trường hợp mở L/C AT SIGHT thanh toán bằng nguồn vốn của khách

hàng : Khách hàng phải ký quỹ. Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào khả năng khách hàng đó

thuộc vào đối tượng nào.

+ 100% giá trị L/ C AT SIGHT :

Với khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị

thanh toán bằng L/C AT SIGHT sẽ được bộ phận thanh toán quốc tế tiếp nhận và giải quyết.

Chỉ áp dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, quan

hệ tín dụng với ngân hàng và với các ngân hàng khác sòng phẳng, không có nợ quá

hạn, có lãi treo.

Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp :

Với doanh nghiệp Nhà nước :

- Khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. a. Các Tổng công ty 90, 91 có thể xem xét ký quỹ.

b. Các đơn vị thành viên Tổng công ty 90, 91, doanh nghiệp Nhà nước thuộc

Bộ,Tỉnh, Thành phố : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 5% giá trị L /C.

c. Các đối tượng khác : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 20% giá tri L / C.

- Khách hàng không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. a. Các Tổng công ty 90, 91 tối thiểu bằng 5% giá trị L /C.

b. Các đơn vị thành viên Tổng công ty 90, 91, doanh nghiẹp Nhà nước thuộc

Bộ, Tỉnh, Thành phố : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 10% giá trị L /C.

c. Các đối tượng khác : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 30% giá trị L/ C. Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

a. Mức tối thiểu bằng 50% giá trị L / C đối với khách hàng có tài sản thế

chấp, cầm cố, bảo lãnh.

b. Và 80% giá trị L/C đối với khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo

lãnh.

Trường hợp khách hàng mở L/C AT SIGHT thanh toán bằng nguồn vốn

vay của NHCT : Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mở L/C nhập khẩu hàng hoá. Ngân hàng sẽ tiến hành các bước xem xét thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra

giám sát món vay và các thủ tục khác như các món vay bình thường và tiến hành mở

L/C nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay v ốn.

Nếu ngân hàng duyệt cho vay theo phương thức cho vay từng lần (đối với cho

vay ngắn hạn) hoặc phương thức cho vay theo dự án (đối với dự án trung dài hạn) thì

Nếu ngân hàng duyệt cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng thì khi mở

L/C khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay (theo mẫu đính kèm). + Mức ký quỹ :

-Đối với cho vay ngắn hạn : Giám đốc chi nhánh xem xét định mức ký quỹ

hoặc miễm mức ký quỹ tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân

hàng trong quan hệ tín dụng, khả năng tài chính, khả năng tiêu thụ hàng hoá, hiệu quả

kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng. - Đối với mức cho vay trung dài hạn:

a. Nếu khách hàng mở L/C AT SIGHT để thanh toán 100% bằng vốn vay cho

hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị thì được miễn ký quỹ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)