Các mặt hoạt động cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 61 - 63)

Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu

- Rà soát lại các Bộ, Tổng công ty đã và chưa có quan hệ tín dụng với Chi

nhánh và các NHTM khác) để phát triển và thiết lập quan hệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt chú trọng các Tổng công ty có tiềm năng về xuất khẩu.

- Mở rộng tiếp thị, làm việc trực tiếp với các Tổng công ty có tiềm năng về xuất

khẩu như TCT than, TCT chè, TCT cà phê, TCT lương thực, TCT dệt may, TCT da

giầy, TCT cao su, TCT thuỷ tinh gốm sứ, TCT rau quả, TCT lâm nghiệp, TCT chăn

nuôi, TCT xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, TCT máy và phụ tùng, TCT thiết bị ytế, TCT dược, các TCT của Bộ thuỷ sản). Cố gắng tối đa để phục vụ

nhu cầu vay vốn và các dịch vụ ngân hàng của các Tổng công ty này.

Trên cơ sở ban hành Quy chế tạm thời về cho vay tài trợ hàng xuất, trước mắt

tập trung triển khai tại một số chi nhánh, địa bàn trọng điểm kết hợp với Tổng công

ty có tiềm năng xuất khẩu, trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo an toàn về vốn, mua

lại được ngoại tệ, tăng số lượng giao dịch xuất khẩu qua Ngân hàng Công thương Đống Đa, nhằm nâng cao uy tín Ngân hàng Công thương Đống Đa trên thị trường

quốc tế. Phấn đấu năm 2002 Tổng doanh số cho vay xuất khẩu của toàn hệ thống tập

trung vào 8 nhóm mặt hàng chính là cà phê, gạo, hạt có dầu, hải sản, may mặc, giầy

dép, chè, cao su….

Đối với hoạt động tín dụng nhập khẩu:

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này bằng việc tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách

hàng, dự án đầu tư có hiệu quả thông qua các kênh thông tin như các ngân hàng nước

ngoài có quan hệ, các chi nhánh, các Bộ, các Tổng công ty; gắn tín dụng nhập khẩu

với tín dụng xuất khẩu.

- Nghiên cứu để triển khai thí điểm việc cho vay bằng đồng EURO đối với một

vài dự án.

- Đối với số dư nợ năm 2001, với phương châm tích cực phối hợp với các chi nhánh để đảm bảo thu nợ đầy đủ, đúng hạn, giải quyết kịp thời các phát sinh, cố gắng

hạn chế tối đa nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện rút vốn theo đúng tiến độ của dự án

- Nghiên cứu nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp để có cơ sở làm việc với các ngân hàng nước ngoài, chủ động tìm kiếm khách hàng trong nước có hoạt động sản

xuất kinh doanh với nước ngoài để giới thiệu và hợp tác với Ngân hàng liên doanh nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” pdf (Trang 61 - 63)