Kết quả xác định đồng thời hàm lượng đồng, chì, cacdimi, kẽm và mangan

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng kim loại nặng đồng, chì, kẽm, cadimi và mangan trong một số loài nhuyễn thể ở sông, biển vùng nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 51 - 56)

mangan trong một số loài nhuyễn thể ở Nghệ An bằng phương pháp vôn- ampe hòa tan xung vi phân.

Phép đo 1: Lấy 0,05 ml mẫu trai xử lí theo quy trình trên của sông Lam định mức đến 10ml, điều chỉnh pH trong khoảng 1÷2 và tiến hành phân tích đồng thời hàm lượng đồng, chì, cacdimi, kẽm và mangan với các điều kiện đã chọn ở trên bằng phương pháp cực phổ vôn – ampe hòa tan xung vi phân thu được kết quả ở các bảng.

Phép đo 2 : Lấy 0,05 m mẫu trùng trục xử lí theo quy trình trên của sông Lam định mức đến 10ml, điều chỉnh pH trong khoảng 1÷2 và tiến hành phân tích đồng thời hàm lượng đồng, chì, cacdimi, kẽm và mangan với các điều kiện đã chọn ở trên bằng phương pháp cực phổ vôn–ampe hòa tan xung vi phân thu được kết quả.

Phép đo 3 : Lấy 0,05 m mẫu nghêu xử lí theo quy trình trên của biển Cửa Lò định mức đến 10ml, điều chỉnh pH trong khoảng 1÷2 và tiến hành phân tích đồng thời hàm lượng đồng, chì, cacdimi, kẽm và mangan với các điều kiện đã chọn ở trên bằng phương pháp cực phổ vôn –ampe hòa tan xung vi phân thu được kết quả.

1.Kết quả xác định hàm lượng đồng .

Bảng 18. Kết quả xác định hàm lượng đồng (Cu) trong một số loài nhuyễn thể ở Nghệ An

Địa điểm lấy mẫu

Ngày lấy

mẫu Loài nhuyễn thể

Chiều dài vỏ (mm)

Hàm lượng trung bình µ g/g

khối lượng ướt

Biển Cửa Lò 14/12/2010 Nghêu 30-34 16,20

Sông Lam 14/12/2010

Trùng trục 49-53 12,48

Trai nước ngọt 79-81 11,93

Giới hạn cho phép theo quy định số 46/2007/QĐ-BYT <20 µg/g

Nhận xét :

-Hàm lượng đồng (Cu) xác định được trong nhuyễn thể ở sông Lam, biển Cửa Lò nằm trong mức cho phép (<20µ g/g khối lượng tươi).

-Tùy theo đặc điểm từng loài về đời sống sinh lí mà hàm lượng đồng có những giá trị khác nhau.

- Hàm lượng đồng không thay đổi nhiều so với kết quả nghiên cứu trước đây.

2. Kết quả xác định hàm lượng chì .

Bảng 19. Kết quả xác định hàm lượng chì (Pb) trong một số loài nhuyễn thể ở Nghệ An.

Địa điểm lấy mẫu Ngày lấy

mẫu Loài nhuyễn thể

Chiều dài vỏ (mm)

Hàm lượng trung bình µ g/g khối

lượng ướt

Biển Cửa Lò 14/12/2010 Nghêu 30-34 0,36

Sông Lam 14/12/2010 Trùng trục 49-53 0,24

Trai nước ngọt 79-81 0,014

Giới hạn cho phép theo quy định số 46/2007/QĐ-BYT <1,5 µg/g

Nhận xét :

-Hàm lượng chì (Pb) xác định được trong nhuyễn thể ở sông Lam, biển Cửa Lò nằm trong mức cho phép (<1,5 µ g/g khối lượng tươi).

-Tùy theo đặc điểm từng loài về đời sống sinh lí mà hàm lượng chì có những giá trị khác nhau.

- Hàm lượng chì không thay đổi nhiều so với kết quả nghiên cứu trước đây.

3. Kết quả xác định hàm lượng cacdimi.

Bảng 20. Kết quả xác định hàm lượng Cacdimi (Cd) trong một số loài nhuyễn thể ở Nghệ An.

Địa điểm lấy mẫu Ngày lấy mẫu Loài nhuyễn thể Chiều dài vỏ (mm) Hàm lượng trung bình µ g/g khối lượng ướt

Biển Cửa Lò 14/12/2010 Nghêu 30-34 0,0033

Sông Lam 14/12/2010

Trùng trục 49-53 0,0045

Trai nước ngọt 79-81 0,0011

Giới hạn cho phép theo quy định số 46/2007/QĐ-BYT <1 µg/g

-Hàm lượng cadimi (Cd) xác định được trong nhuyễn thể ở sông Lam, biển Cửa Lò nằm trong mức cho phép (<1µ g/g khối lượng tươi).

-Tùy theo đặc điểm từng loài về đời sống sinh lí mà hàm lượng cacdimi có những giá trị khác nhau.

- Hàm lượng cadimi không thay đổi nhiều so với kết quả nghiên cứu trước đây.

4. Kết quả xác định hàm lượng kẽm.

Bảng 21. Kết quả xác định hàm lượng kẽm (Zn) trong một số loài nhuyễn thể ở Nghệ An.

Địa điểm lấy mẫu Ngày lấy

mẫu Loài nhuyễn thể Chiều dài vỏ (mm) Hàm lượng trung bình µ g/g

khối lượng ướt

Biển Cửa Lò 14/12/2010 Nghêu 30-34 17,83

Trùng trục 49-53 23,15

Trai nước ngọt 79-81 13,94

Giới hạn cho phép theo quy định số 46/2007/QĐ-BYT <50 µg/g

Nhận xét :

-Hàm lượng kẽm (Zn) xác định được trong nhuyễn thể ở sông Lam, biển Cửa Lò nằm trong mức cho phép (<50µ g/g khối lượng tươi).

-Tùy theo đặc điểm từng loài về đời sống sinh lí mà hàm lượng kẽm có những giá trị khác nhau

- Hàm lượng kẽm không thay đổi nhiều so với kết quả nghiên cứu trước đây.

Phép đo cực phổ của mangan:

-Sử dụng phương pháp phân tích cực phổ xung vi phân.

-Điện cực làm việc là điện cực giọt thủy ngân.

-Dung dịch nền: KOH 1M + TA (trietanolamin) 0,2M

-Độ nhạy 100ppm

Bảng 22. Kết quả xác định hàm lượng mangan (Mn) trong một số loài nhuyễn thể ở Nghệ An.

Địa điểm lấy mẫu Ngày lấy mẫu Loài nhuyễn thể Chiều dài vỏ (mm) Hàm lượng trung bình µ g/g khối lượng ướt

Biển Cửa Lò 14/12/2010 Nghêu 30-34 0,058

Trùng trục 49-53 0,073

Trai nước ngọt 79-81 0,12

Giới hạn cho phép theo quy định số 46/2007/QĐ-BYT <0,5 µg/g

Nhận xét :

-Hàm lượng mangan (Mn) xác định được trong nhuyễn thể ở sông Lam, biển Cửa Lò nằm trong mức cho phép (<0,5µ g/g khối lượng tươi).

-Tùy theo đặc điểm từng loài về đời sống sinh lí mà hàm lượng mangan có những giá trị khác nhau

III. Các đường cong cực phổ thu được khi hòa tan đồng thời hàm lượng đồng, chì, cacdimi, kẽm và mangan trong mẫu trắng và mẫu thực .

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng kim loại nặng đồng, chì, kẽm, cadimi và mangan trong một số loài nhuyễn thể ở sông, biển vùng nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w