III. Sự xuất hiện các kim loại nặng trong môi trường và sự tích tụ của chúng
3.3. Tác hại của kim loại nặng
Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khói từ nhà máy, từ hoạt động giao thông làm ô nhiễm bầu khi quyển. Nước thải từ các nhà máy, khu dân cư làm ô nhiễm nguồn nước. Phế thải từ các khu công nghiệp,
các làng nghề và việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp là ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tài nguyên đất. Tất cả những nguồn gây ô nhiễm này đều là nguyên nhân của sự tích tụ quá mức hàm lượng kim loại nặng trong đất và nước.
Với sự tích lũy quá mức lượng KLN trong môi trường đất và nước đã là cho thảm thực vật, các loài thủy sản bị tiêu diệt dần, nguồn nước bị ô nhiễm, đất giảm lượng tích lũy mùn trở nên khô cằn.
Các kim loại nặng có mặt trong nước, đất, không khí qua nhiều giai đoạn khác nhau trước sau cũng đi vào chuỗi thức ăn của con người. Chẳng hạn các vi
sinh vật có thể chuyển thủy ngân thành hợp chất metyl thủy ngân (CH3)2Hg sau
đó qua động vật phù du tôm, cá, trai, sò… đi vào cơ thể của con người. Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể con người theo đường hô hấp, tiêu hóa, khi đó một phần bị đào thải một phần được giữ lại trong cơ thể.
Các kim loại nặng là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái. Những kim loại có tính độc cao nguy hiểm như: Hg, Cd, Pb, Ni…các kim loại có tính độc mạnh là : As, Cr, Zn, Sn, Cu
Trong thực tế nếu các kim loại nặng ở hàm lượng thích hợp sẽ rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật. Tuy nhiên, chúng tích lũy trong các môi trường vượt quá mức quy định thì lại rất độc hại đối với thực vật và con người. Các kim loại nặng nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây ra tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng theo bảng sau:
Bảng 10: Tác hại của kim loại nặng [19]. Độc tố kim koại nặng Triệu chứng/ Hậu quả lâu dài
Asen (III) Asen (V)
Chì Trẻ em: Chậm phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Người lớn: Gây hại thận và tim mạch, nội tạng.
Cadimi Ngắn hạn: Tiêu chảy, tổn thương gan.
Dài hạn: Gây bệnh thận, tim mạch.
Niken Giảm cân, hại tim, phổi, gan.
Crom Gây dị ứng, mẩn ngứa.
Mangan Chuyển màu nước từ nâu sang đen,vi tanh.
Kẽm Vị tanh
Đồng Vị tanh, váng màu xanh
Bari Tăng huyết áp
Thủy ngân Gây xỉn da, chấm nâu trong lòng trắng mắt.
Nhôm Nước đổi màu
Selen Rụng tóc,ảnh hưởng tim mạch