Bài học kinh nghiệm PCD cho đào tạo lâm nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 23 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phần 2 docx (Trang 37 - 38)

a) Quá trình phát triển chương trình các môn học tại các trường đại học có đào tạo lâm nghiệp

1.4.Bài học kinh nghiệm PCD cho đào tạo lâm nghiệp ở Việt Nam

Từ năm 1996, quá trình phát triển và cải thiện chương trình đào tạo lâm nghiệp ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể. Thông qua quá trình thực hiện và những kết quả đã đạt được, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Phát triển chương trình giáo dục lâm nghiệp phải dựa vào chiến lược phát triển nhân lực cho các cơ sởđào tạo, đặc biệt là các bên liên quan đến việc áp dụng phương thức phát triển chương trình mới. Chương trình Hỗ trợ LNXH đã tạo cơ hội hỗ trợđào tạo và hỗ trợ những cá nhân chủ chốt tham gia vao PCD.

- Phát triển chương trình giáo dục lâm nghiệp cần phải được liên kết chặt chẽ với các hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến nông khuyến lâm. Chất lượng của chương trình phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp giữa 3 hoạt động: đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông khuyến lâm. Bằng biện pháp phối kết hợp 3 hoạt động này, đối tượng tham gia có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như là thay đổi, mở rộng quan điểm, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

- Trong phát triển chương trình, cần chú trọng đến phương thức và cách thức phối kết hợp, lồng ghép phát triển nội dung, phương thức giảng dạy và tài liệu học tập. Nếu các cơ sởđào tạo thiếu nguồn lực, cơ sở hạ tầng cũng như tài liệu giảng dạy và học, việc

phát triển tài liệu học tập hiệu quả có ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện phương pháp giảng dạy.

- Việc thành lập mạng lưới đào tạo giữa các tổ chức đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông lâm là một biện pháp hữu hiệu tăng cường nỗ lực hỗ trợ và hợp tác vào phát triển chương trình. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế khuyến khích phù hợp giữa các bên liên quan để có được một quá trình phát triển chương trình thực sự bền vững. Chỉ khi nào giảng viên đại học và các bên liên quan có thể đảm bảo được cuộc sống của chính mình thì họ mới quyết tâm cống hiến tài năng và sức lực của mình cho công cuộc phát triển chương trình, dù có thể trong thực tế, họ luôn cam kết sẽ cải thiện chương trình giáo dục đào tạo của mình.

- Liên kết các cơ sởđào tạo với các dự án và chương trình quốc tế cũng như với các tổ chức phi chính phủ như SIDA, RECOFTC, IIRR, Đại học Reading của Anh, GTZ, SFSP tạo điều kiện phổ biến những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện. Một hệ thống trao đổi thông tin sẽ tăng cường việc chia sẻ kinh nghiệm, phương thức tiếp cận và cách thức trong quá trình PCD.

- Thiết lập mối liên kết giữa các tổ chức trong nước, trong khu vực và quốc tế và các mạng lưới sẽ tạo ra một môi trường năng động thuận lợi cho việc phát triển chương trình. Mặc dù các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cho rằng mình cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác, nhưng trong thực tế, một số chương trình trong khu vực đang học hỏi kinh nghiệm từ chính mạng lưới đào tạo lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam vì họ mong muốn tìm hiểu cách thức nâng cao, cải thiện phương thức làm việc của chính họ.

- Sự tham gia dân chủ và công bằng trong toàn bộ quá trình phát triển chương trình là 2 yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong lĩnh vực cải cách giáo dục đại học lâm nghiệp ở Việt Nam. PCD dựa trên nguyên tắc sự tham gia và nguyên tắc này xuyên suốt toàn bộ quá trình và là nguyên tắc chính của mọi hoạt động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 23 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phần 2 docx (Trang 37 - 38)