Sự thay đổi của ĐT:

Một phần của tài liệu Thực trạng trợ giúp xã hội tại xã nham sơn, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang và công tác xã hội cá nhân với trẻ em (Trang 50 - 54)

+ TC đã bớt xa lạ và nhanh chóng làm quen với NVXH

+ TC bước đầu chia sẻ về bản thân với TC

- Các kỹ năng vận dụng được:

+ Sử dụng kỹ năng tạo lập mối quan hệ để tạo ấn tượng tốt đẹp với TC

+ Sử dụng kỹ năng lắng nghe, chia sẻ, đặt câu hỏi trước những tâm trạng, tâm tư, thái độ của TC, từ đó hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của TC, tâm sự gần gũi quan tâm TC hơn

+ Kết hợp sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp => tạo không khí làm việc vui vẻ, thoải mái với TC

- Kế hoạch cho lần làm việc sau:

+ Tiếp tục tạo lập mối quan hệ và tìm hiểu thông tin về TC

Họ và tên đối tượng: GVCN của TC Tuổi: 32 tuổi

Thời gian: 09 giờ ngày 23/02/2011

Địa điểm: Phòng làm việc của GVCN của TC

Mục đích: tìm hiểu thêm thông tin về TC khi học tập tại trường

Nội dung phúc trình

- NVXH: Em được biết, cô là GVCN của em T, thời gian gặp gỡ và tiếp xúc giữa cô với em T hàng ngày tương đối là nhiều. Vậy cô có thể cho em được biết tình hình học tập của em T thời gian vừa qua như thế nào không ạ?

( NVXH đã sử dụng kỹ năng hỏi để biết được tình hình học tập tại trường của TC qua GVCN của em)

- GVCN: Ừ, cô là GVCN, lớp T lại là lớp học bán trú nên thời gian cô tiếp xúc với em T nhiều hơn những GVCN bình thường khác. T mới chuyển tới lớp không lâu nên em còn chưa quen với phương pháp học tập. Bạn bè trong lớp và cô cũng đã giúp đỡ T nhưng em ấy chưa có tiến bộ đáng kể.

- NVXH: Dạ, cô có thể nói cụ thể hơn được không ạ?

( NVXH sử dụng kỹ năng hỏi để làm rõ ý của GVCN đang nói)

- GVCN: Học kỳ I vừa qua em ấy chỉ xếp thứ 34/35 trong lớp. Trong giờ học em không chú ý nghe giảng và nói chuyện riêng trong nữa mặc dù tôi đã chuyển chỗ em lên ngồi ngay bàn đầu và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở em. Tôi rất thất vọng vì em ấy.

- NVXH: Em nghe cô nói thì tình hình học tập của em T khá tệ cô nhỉ? Nếu là em thì em cũng sẽ rất buồn khi mình quan tâm giúp đỡ và hết lòng vì học sinh như vậy mà trò ấy lại không tiến bộ. Vậy cô có biết nguyên nhân nào mà em T lại như vậy không ạ?

(NVXH sử dụng kỹ năng tóm lược vấn đề, kỹ năng phản hồi kết hợp với kỹ năng đặt câu hỏi nhằm khẳng định lại thông tin liên quan đến TC, chia sẻ suy nghĩ với GVCN đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vấn đề mà TC gặp phải)

- GVCN: Theo cô, nguyên nhân là do em T bị hổng kiến thức từ lớp dưới và bản thân em chưa có ý thức học tập tốt, em còn hiếu động lắm.

- NVXH: Vâng, giáo dục một học sinh như vậy hẳn là cô sẽ gặp nhiều khó khăn rồi. Vậy cô có biện pháp như thế nào để giúp đỡ em ấy ạ?

- GVCN: Cô vừa mới trao đổi với ông bà nội em T rồi đấy, ông bà nội em cũng nhất trí sẽ cố gắng dành thời gian quan tâm, kèm cặp em T hơn, nhưng do thời gian chưa bao lâu nên cô thấy em T chưa có tiến bộ gì nhiều.

- NVXH: Vâng, theo em nghĩ thì em T đang ở độ tuổi hiếu động, còn mải chơi hơn chăm học nên em ấy cần nhiều sự giúp đỡ từ phía gia đình và nhà trường hơn, như thế có lẽ mới mong em ấy sớm tiến bộ.

Lượng giá:

- Kết quả so với mục tiêu đề ra:

+ NVXH đã thu thập được những thông tin về tình hình học tập của TC từ phía GVCN của TC và biết được nguyên nhân TC có kết quả học tập như vậy

- Các kỹ năng vận dụng được:

+ NVXH kết hợp sử dụng thành thạo các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hỏi, kỹ năng chia sẻ và phản hồi nhằm khai thác những thông tin liên quan đến TC từ phía GVCN của TC. Đồng thời NVXH cũng chia sẻ với những vất vả mà GVCN gặp phải trong quá trình giáo dục TC tại trường

- Kế hoạch cho lần làm việc sau:

+ Cùng GVCN của TC lên kế hoạch trị liệu cho TC.

Phúc trình 03

Địa điểm: Nhà ông bà TC

Thành phần tham gia: Ông bà TC, NVXH và TC

Mục đích: cùng TC và người thân của TC thống nhất xây dựng kế hoạch trị liệu để

giúp TC và người thân của TC giải quyết những vấn đề của TC và những vấn đề liên quan tới TC

Nội dung phúc trình

Hôm nay là buổi làm việc mà tôi có dự định cùng ông bà TC và TC lập kế hoạch để giải quyết vấn đề của TC. Tôi chủ động hỏi han ông bà TC về tình hình học tập và ý thức của TC ở nhà như thế nào. Tôi chăm chú lắng nghe những tâm sự và chia sẻ của ông bà TC. Ông bà có vẻ buồn và thất vọng khi nói về cháu trai của mình lắm. Tôi hiểu tâm trạng của ông bà lúc này. Công việc trong một ngày của ông bà đã nhiều, nay lại phải chăm sóc hai cháu nhỏ nữa. Nhịp sống bình thường với hai người cao tuổi bỗng dưng bị thay đổi nên có thể là ông bà chưa quen. Hơn thế nữa, TC lại khá nghịch ngợm, chưa có ý thức tốt…

Tôi chia sẻ với ông bà về những vất vả và về những tâm trạng mà TC đang gặp phải. Ông bà cũng rất cởi mở tâm sự với tôi về mong muốn và nguyện vọng hiện tại. Cả hai đều mong TC chăm chỉ học tập và có ý thức tốt hơn. Tôi trò chuyện với ông bà về việc ông bà, tôi và TC sẽ cùng nhau lên một kế hoạch cụ thể để giúp đỡ TC tiến bộ(vì buổi làm việc trước khi xác định vấn đề của TC cùng với TC tôi cũng đã đề cập đến việc lập kế hoạch điều trị).

Sau đó, ông bà gọi cả TC tới cùng tham gia lên kế hoạch nữa. Khi gặp tôi TC đã biết lễ phép chào hỏi và không còn “nhìn trộm” như lần đầu tiên gặp tôi nữa. Tôi cũng vui vẻ chào em và chủ động hỏi chuyện em. Em ríu rít kể với tôi về chuyện bạn bè, chuyện trường lớp như một chú chim non gặp bầy vậy. Tôi nhìn em trìu mến, hỏi han xem hôm nay em đi học được mấy điểm, bỗng nhiên em im lặng một hòi rồi lí nhí trả lời “6 điểm ạ”. Lúc này bà nội của T rất buồn nhìn tôi và phân trần rằng T chưa có tiến bộ nhiều, lại quá nghịch ngợm nên cô hiệu trưởng nơi trường em T đang theo học đã gặp bà và trao đổi rằng nếu tháng tới mà T không tiến bộ về cả ý thức và học tập thì nhà trường sẽ không nhận T theo học nữa.

Tôi thấy T lúc này buồn lắm, em im lặng, mắt ngân ngấn nước… có lẽ cậu bé đang hối hận. Tôi âu yếm nhìn vào mắt em, an ủi cậu bé, tâm sự với em về mong muốn của em hiện tại. Qua trò chuyện với em, tôi biết em rất buồn khi phải

nhiều điểm 9 điểm 10 như các bạn…Vậy là em cũng biết nhận thức và suy nghĩ về hành động của mình rồi, đó là dấu hiệu điều đáng mừng. Tôi tin nếu được sự giúp đỡ của mọi người em sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Trước tình huống này, tôi đã khéo léo cùng ông bà TC tâm sự thân mật với em T và từng bước cùng họ lên kế hoạch trị liệu cho em T. Mọi người đều nhiệt tình tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch trị liệu. Chúng tôi đã thống nhất kế hoạch và chuẩn bị triển khai thực hiện kế hoạch. Kế hoạch trị liệu gồm những nội dung chính:

- Gặp gỡ và thuyết phục cô hiệu trưởng trường TC đang theo học để cô cho TC thêm thời gian để phấn đấu đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô và bạn bè với TC

- Tìm người kèm cặp TC học tập, có thể là qua học theo nhóm với các bạn cùng lớp của TC

- Giúp TC gần gũi với bố mẹ và gia đình bên ngoại hơn - Kèm cặp TC học tập

Lượng giá:

- Kết quả so với mục tiêu đề ra:

+ Xây dựng được kế hoạch trị liệu cho TC cùng với ông bà TC

- Sự thay đổi của ĐT:

+ TC đã có thay đổi trong suy nghĩ và phần nào biết nhận ra lỗi của mình

- Các kỹ năng vận dụng được:

+ NVXH sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi, phản hồi và thấu cảm trong quá trình lập kế hoạch hành động. Bằng việc sử dụng những kỹ năng này, tôi đã cùng TC và người thân của em lựa chọn những vấn đề cần giải quyết và lên kế hoạch cho từng vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng trợ giúp xã hội tại xã nham sơn, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang và công tác xã hội cá nhân với trẻ em (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w