II. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TGXH CỦA XÃ NHAM SƠN VÀ VẬN DỤNG CÁC THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG
2. TGXH đột xuất
3.4. Mô hình XĐGN
Mô hình XĐGN nhờ XKLĐ
Nham Sơn là một xã thuần nông, có 1372 hộ với 5400 nhân khẩu nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Xã không có ngành nghề truyền thống, chỉ có một bộ phận lao động làm nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ nên hàng năm số người trong độ tuổi lao động tăng cao dẫn đến thiếu việc làm trầm trọng. Thực hiện các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện, trong những năm qua Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết xã đề ra. Trong đó công tác XKLĐ (XKLĐ) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Từ nhu cầu thực tế của người dân cộng với tiềm năng lao động dồi dào, tình trạng lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao, Ban thường vụ Huyện ủy Yên Dũng đã xác định rõ hiệu quả thiết thực của công tác XKLĐ trong XĐGN nên đã tiến hành thành lập BCĐ XKLĐ do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban và đại diện lãnh đạo các phòng chức năng làm thành viên. Đồng thời chỉ đạo cho các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền và khần trương thành lập BCĐ XKLĐ ở cơ sở. Khi BCĐ XKLĐ các cấp được thành lập và đi vào hoạt động, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cho từng xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ lợi ích khi tham gia XKLĐ. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn, Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn đi XKLĐ để đưa người đi XKLĐ. Đến nay đã có 15 doanh nghiệp trực tiếp đăng kí tuyển dụng người lao động trên địa bàn huyện đi XKLĐ. Các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động chủ yếu cho các thị trường như Cộng hòa Séc, Đài Loan, Malaixia, Bruney, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, đảo Síp và tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Thị trường lao động rất đa dạng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người đi XKLĐ. Một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Séc, Đài Loan, đảo Síp có thu nhập cao, ổn định nhưng chi phí cao, thời gian xuất cảnh thủ tục mất nhiều thời gian. Một số thị trường như Malaixia lương tối thiểu còn thấp. Chính vì thế, trong những năm qua, BCĐ XKLĐ đã tích cực phối đã động nắm bắt được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về XKLĐ; tổ chức dạy nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng ngay tại địa phương để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động nhằm giảm các chi phí tối thiểu. Các doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, chịu trách nhiệm đưa người đi làm việc tại nước ngoài trong thời gian nhanh nhất, công khai các khoản thu phí như phí dịch vụ, học phí, tiền đặt cọc…
Ngay khi có Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX về 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm trong giai đoạn 2006 – 2010, trong đó chương trình XĐGN, XKLĐ được Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nham Sơn đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, khẩn trương thành lập BCĐ XKLĐ để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia. Một trong những hướng phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN chính là công tác XKLĐ nên xã Nham Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ người lao dộng được tham gia vào các thị trường lao động nước ngoài. BCĐ xã Nham Sơn do chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tạc, trưởng ban, ông Nguyễn Quốc Vinh, cán bộ Văn hóa – xã hội làm Phó ban đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân có nguyện vọng đi lao động nước ngoài đến đăng kí và xét tuyển. Khi lao động nào có nhu cầu và đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng được xã hội tạo mọi điều kiện, nhanh chóng giải quyết các thủ tục, hồ sơ giúp người lao động sớm được xuất cảnh. Xã phối hợp cùng các nhà tuyển dụng là chi nhánh Liên hiệp sản xuất Thương mại
phần tiến bộ Quốc tế AIC… tổ chức các buổi tư vấn trao đổi trực tiếp với người lao động về pháp luật và yêu cầu ngành nghề phổ thông của thị trường các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… để người lao động nắm rõ.
Đối với các gia đình chính sách, khó khăn về kinh tế, được xã ưu tiên xét duyệt cho đi trước, được tạo điều kiện về vay vốn với lãi suất ưu đãi, mức tối đa cho một suất đi lao động là 70% chi phí (30 – 70 triệu đồng) tùy vào thị trường lao động, còn lại kinh phí gia đình tự lo. Từ nguồn quỹ tín dụng của UBND xã đã có hơn 100 người được vay vốn đi XKLĐ, người lao động phải kí cam kết với Ban tuyển chọn và các công ty thực hiện nghiêm hợp đồng.
Bằng những biện pháp tích cực, thường xuyên nên chương trình XKLĐ ở xã Nham Sơn đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, có hơn 400 lao động là người địa phương đang làm việc có thời hạn tại hơn chục nước trên thế giới, đạt 200% chỉ tiêu đề ra. Đông nhất là các thị trường Hàn Quốc, Malaixia, Đài Loan, Nhật Bản. Trong các năm từ 2006 – 2010, thu nhập từ XKLĐ đạt 15.000 triệu đồng, chiếm 27% thu nhập của toàn xã.
Chính nguồn thu từ XKLĐ đã thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển, nhiều gia đình chuyển sang buôn bán, kinh doanh dịch vụ, mở trang trại… Những người đi XKLĐ thường có thu nhập ổn định, tùy theo thị trường lao động như Đài Loan, Đảo Síp, Maliaxia từ 8 – 10 triệu đồng, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức từ 15 – 30 triệu/tháng. Hàng tháng mỗi người gửi về gia đình trên dưới chục triệu đồng. Chính vì vậy số hộ giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm mạnh. Năm 2009 có 171 hộ nghèo, cuối năm 2010 có 147 hộ nghèo.
Ông Nguyễn Văn Tạc, Trưởng BCĐ XKLĐ xã khẳng định:
“Công tác XKLĐ ở Nham Sơn hiện nay thực sự là một phong trào phát triển rộng khắp, XKLĐ bây giờ không còn là chuyện xa lạ đối với người dân như trước đây. Công tác XKLĐ đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc XĐGN của huyện, của xã, nó như một luồng gió mới làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhờ có XKLĐ mà tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, không còn hộ đói, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Nhiều hộ đã thực sự đổi đời nhờ XKLĐ.”
Nhiều hộ gia đình giàu thì thôn sẽ giàu, thôn giàu thì xã sẽ mạnh. XKLĐ là một trong những biện pháp XĐGN hữu hiệu ở xã Nham Sơn. Tuy nhiên đó chỉ là mục đích trước mắt, về lâu dài, việc phát triển kinh tế địa phương cơ bản sẽ dựa trên nội lực của mình. Với sự dịch chuyển mạnh mẽ của cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, mở các lớp tập huấn nhằm phổ biến kỹ thuật về chuyển đổi hướng làm ăn cho bà con nông dân như phát triển kinh tế bằng chăn nuôi chuồng trại, ao cá, trồng cây ăn quả theo mô hình VAC; phát triển các ngành nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ… Đối với công tác XKLĐ, xã chỉ khuyến khích những em có học lực trung bình, không có khả năng học lên cao, có sức lao động đi XKLĐ còn những em học tốt, gia đình có điều kiện sẽ động viên, tạo mọi điều kiện cho các em học tiếp.
Về Nham Sơn hôm nay, không còn nhìn thấy nhà tranh vách đất, không còn cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, 100% nhà dân đã được ngói hóa. Đường làng ngõ xóm đẹp đẽ, thuận tiện. Hầu hết các hộ đều có phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi lại. Xã Nham Sơn đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế, XĐGN và giải quyết việc làm cho người lao động bằng con đường XKLĐ.