Cốt thép cong chịu kéo

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 1-Tập 2 -Chương 2 docx (Trang 48 - 50)

c. Tr-ờng hợp nén thủng không hoàn toàn

2.5.7.Cốt thép cong chịu kéo

Khi cốt thép chịu kéo được đặt ở vùng lõm của cấu kiện cong (hình 2.20), nó có xu hướng duỗi thẳng ra, tạo nên lực ép lớn lên lớp bê tông bảo vệ làm phá vỡ lớp đó. Để chống lại hiện tượng vừa nêu cần phải đặt cốt thép bó để neo giữ cốt thép dọc chịu kéo.

Trong các kết cấu dạng vỏ khi cốt thép được cấu tạo thành lưới có thể không cần cốt thép bó khi khoảng cách giữa các cốt thép lớn hơn ba lần chiều dày lớp bảo vệ v1 và đồng thời v1 thoả m∙n điều kiện:

v1³ a a k

R f

R r (2.88)

fa - diện tích mặt cắt một thanh cốt thép chịu kéo; r - bán kính cong của cốt thép chịu kéo.

Hình 2-20. Cốt thép cong chịu kéo

Trong các kết cấu dạng vỏ không thoả m∙n các điều ở trên hoặc trong các kết cấu dạng dầm, vòm, cần đặt cốt thép bó dạng cốt đai để neo các cốt thép cong vào vùng nén, giữ không cho chúng duỗi thẳng ra. Mỗi cốt thép cong chịu kéo (fa2, fa3 hình 2-20b) hoặc một hàng gồm các thanh đặt chồng lên nhau (fa1, fa4 hình 2-20b) cần được neo giữ bởi một loạt các cốt thép bó, khoảng cách dọc theo trục dầm của các cốt này là sb không lớn hơn r/12 và diện tích mặt cắt của một thanh cốt thép là fđbi phải thỏa m∙n điều kiện:

fđbi³ a ai b

ad

R f s

R r (2.89)

trong đó:

Ra - cường độ tính toán của cốt thép dọc chịu kéo;

fai - diện tích mặt cắt của một thanh hoặc của một hàng cốt thép dọc cong được giữ bởi cốt thép bó thứ i;

Rad - cường độ tính toán của cốt thép bó, lấy theo cường độ khi tính cốt thép đai; sb - khoảng cách giữa các thanh hoặc lớp cốt thép bó dọc theo trục cấu kiện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 1-Tập 2 -Chương 2 docx (Trang 48 - 50)