Tính toán về nứt và biến dạng

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 1-Tập 2 -Chương 2 docx (Trang 53 - 54)

c. Tr-ờng hợp nén thủng không hoàn toàn

2.7.Tính toán về nứt và biến dạng

2.7.1. Nguyên tắc và điều kiện

Tính toán về nứt và biến dạng thuộc về nhóm trạng thái giới hạn thứ hai nhằm kiểm tra các điều kiện làm việc bình thường.

Thông thường cần tiến hành bài toán kiểm tra khi đ∙ biết nội lực, kích thước mặt cắt và cấu tạo của cốt thép. Khi kiểm tra theo trạng thái giới hạn thứ hai lấy nội lực do các tải trọng tiêu chuẩn gây ra (không kể đến hệ số lệch tải, lấy n =1), thuộc tổ hợp cơ bản.

Điều kiện kiểm tra được quy định dựa theo tính chất và đặc điểm của kết cấu. Với cấu kiện không cho phép hình thành vết nứt thì kiểm tra theo điều kiện:

ncS Ê Sn (2.109) hoặc ncskÊ tc k R (2.110) trong đó: nc - hệ số tổ hợp tải trọng, bảng 2-14; S - nội lực do tải trọng tiêu chuẩn;

Sn - khả năng chống nứt ứng với nội lực đang xét;

sk - ứng suất kéo tại mép của bê tông; tc

k

R - cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của bê tông (xem bảng 2-3). Với cấu kiện được phép xuất hiện khe nứt, kiểm tra theo điều kiện:

anÊ agh (2.111)

trong đó:

an - bề rộng khe nứt trong điều kiện làm việc bình thường, do các tải trọng tiêu chuẩn gây ra;

agh - bề rộng giới hạn của khe nứt.

Trong những điều kiện thông thường, khi không dùng các biện pháp công nghệ và cấu tạo nhằm nâng cao tính chống thấm của bê tông và giảm áp lực ngược của nước thì trị số của agh được cho trong bảng 2-20.

Tính toán kết cấu bê tông cốt thép theo biến dạng chủ yếu là xác định độ cứng chống uốn của mặt cắt. Với độ cứng đ∙ biết có thể tiến hành tính toán biến dạng (độ võng, góc xoay) của các cấu kiện hoặc xác định nội lực trong các kết cấu siêu tĩnh theo các công thức của môn cơ học kết cấu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 1-Tập 2 -Chương 2 docx (Trang 53 - 54)