e. Cấu kiện chịu tải trọng lặp lại nhiều lần
2.8.1. Chọn và đặt cốt thép
Khi đ∙ có diện tích mặt cắt cốt thép cần chọn và đặt cốt thép (Phụ lục 2-4), chọn đường kính cốt thép d theo các quy định sau:
- Với kết cấu bản, d không lớn hơn 1/10 chiều dày bản.
- Với cốt thép chịu nén, khi kích thước nhỏ nhất của mặt cắt từ 200 mm trở lên thì d ³ 16 mm.
- Với bê tông có mác dưới M30 thì d Ê 40 mm.
Khi xếp đặt vị trí các thanh cốt thép trong mặt cắt, cần kiểm tra khoảng cách cốt thép, lớp bảo vệ và khoảng hở giữa các cốt thép.
Khoảng cách giữa trục các thanh cốt thép không được lớn quá các trị số sau trong mọi trường hợp:
- Với cốt thép chịu lực: 400 mm. - Với cốt thép cấu tạo: 500 mm.
Ngoài ra, đối với bản và tường có chiều dày chưa quá 150 mm: - Với cốt thép chịu lực: 200 mm.
- Với cốt thép cấu tạo: 300 mm.
Đối với bản và tường có chiều dày trên 150 mm:
- Với cốt thép chịu lực: 1,5 lần chiều dày (và 400 mm) - Với cốt thép cấu tạo: 2 lần chiều dày (và 500 mm).
Khi đặt cốt thép vào kết cấu cần liên kết chúng lại với nhau thành lưới hoặc thành khung, dàn, không để cốt thép dưới dạng những thanh rời rạc. Thường dùng dạng lưới trong kết cấu bản, tường, dùng dạng khung, dàn trong dầm, cột. Nên dùng các khung cốt thép không gian.
Để liên kết các thanh cốt thép trong lưới và khung có thể dùng buộc hoặc hàn. Việc dùng các lưới thép hàn và khung thép hàn được chế tạo sẵn ở công xưởng có thể rút ngắn thời gian thi công ở hiện trường.
Trong các vùng bản làm việc hai phương thì cốt thép theo cả hai phương của lưới là thép chịu lực, đều được xác định theo tính toán.
Trong các vùng bản làm việc một phương thì cốt thép theo phương chịu lực được xác định theo tính toán, cốt thép theo phương kia của lưới là cốt thép cấu tạo, còn được gọi là cốt thép phân bố, có nhiệm vụ bảo đảm sự làm việc tổng thể của lưới cốt thép. Cốt thép cấu tạo trong bản có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính cốt thép chịu lực, có diện tích mặt cắt (tính trên mỗi mét bề rộng bản) không nhỏ hơn 15% diện tích mặt cắt cốt thép chịu lực. Cốt thép cấu tạo thường được đặt gần với mặt ngoài của kết cấu.
Khung cốt thép trong dầm gồm cốt thép dọc và cốt thép ngang (cốt thép đai). Trong những đoạn dầm mà không thoả m∙n điều kiện (2.58) cần đặt cốt ngang theo tính toán. Trong những đoạn dầm thoả m∙n điều kiện (2.58) đặt cốt ngang theo cấu tạo với khoảng cách không lớn hơn 3h/4 và không lớn hơn 500 mm. Riêng trong những đoạn dầm mà có kể đến sự làm việc của cốt thép chịu nén thì khoảng cách của cốt thép ngang không được lớn hơn 15 lần đường kính cốt thép dọc chịu nén được kể vào trong tính toán.
Khung cốt thép trong cột gồm các cốt thép dọc và cốt thép đai. Cốt thép đai trong cột phải giữ được ổn định cho cốt thép dọc chịu nén. Trên mặt cắt, tối thiểu là cứ cách 1 cốt thép dọc phải có một cốt được đặt vào góc của cốt đai (trừ trường hợp cạnh của cột chưa quá 400 mm và trên cạnh đó có 4 cốt thép dọc). Đường kính cốt đai phải lớn hơn hay bằng 1/4 đường kính cốt dọc chịu nén lớn nhất. Khoảng cách cốt đai phải nhỏ hơn hay bằng 15 lần đường kính cốt dọc chịu nén bé nhất. Riêng trong đoạn nối cốt dọc, khoảng cách cốt đai phải nhỏ hơn 10 lần đường kính cốt dọc được nối. Với đoạn cột chịu lực cắt khá lớn, khi không thoả m∙n điều kiện (2.58) còn cần tính toán và đặt cốt đai chịu lực cắt.