mới kiểu mẫu
Cách tiếp cận đô thị sinh thái ở mỗi nước đều có những điểm khác biệt. Trên cơ sở Quy chế Khu đô thị mới ban hành kèm theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP ngày 5/1/2006, ngày 22/4/2008 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2008/TT-BXD quy định về việc đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu. Khu đô thị kiểu mẫu
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
ở nước ta có nhiều điểm chung với một khu đô thị sinh thái và có thể coi là một loại hình đô thị sinh thái.
Các tiêu chí đánh giá khu đô thị kiểu mẫu của bộ Xây Dựng bao gồm:
- Sự hình thành khu đô thị tuân thủ pháp luật..
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hạ tầng xã hội đầy đủ.
- Xây dựng các công trình kiến trúc phù hợp quy hoạch, hài hoà cảnh quan. - Quản lý xây dựng và bảo trì công trình.
- Môi trường văn hoá đô thị lành mạnh, thân thiện.
- Quản lý, khai thác sử dụng khu đô thị mới vì lợi ích công cộng, xã hội.
Nhận xét: Sự ra đời của Thông tư 10/2008/TT-BXD đã tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc xác định và công nhận chuẩn khu đô thị mới kiểu mẫu tại Việt Nam đối với các khu đô thị hiện tại ở Việt Nam, nhằm xây dựng, nhân rộng mô hình khu đô thị mới chất lượng cao, kiểu mẫu ra phạm vi cả nước.
Hiện nay trên cả nước, chỉ mới có hai khu đô thị đạt tiêu chuẩn của khu đô thị kiểu mẫu là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (thành phố Hồ Chí Minh) và khu đô thị mới Linh Đàm (Hà Nội). Một phần nguyên nhân là vì năm 2008, thông tư hướng dẫn công nhận khu đô thị kiểu mẫu mới ra đời.
Các tiêu chí của bộ Xây Dựng tập chung vào sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng kĩ thuật, sự hài hòa cảnh quan và việc khai thác sử dụng hợp lý khu đô thị. Trong khi đó chỉ có các tiêu chí về môi trường như sau: Tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7 m2/người trở lên, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 100%, có phân loại tại nguồn, xử lý thu gom rác độc hại, có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, và các loại nước thải khác (y tế, công nghiệp…), có các giải pháp nhằm tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; tận dụng năng lượng tự nhiên và bảo vệ môi trường, có giải pháp khuyến khích sử dụng xe buýt.
Có thể thấy, các tiêu chí công nhận khu đô thị kiểu mẫu đã bao quát được các vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các tiêu chí trên vẫn có thể nâng cao hơn nữa, hoặc cụ thể hơn nữa để các khu đô thị mới trở lên thân thiện với môi trường hơn, sinh thái hơn mà vẫn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của nước ta. Các vấn đề đó là: Chất lượng môi trường và quản lý chất lượng môi trường (chất lượng không khí, nước…), cụ thể hóa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
hiệu quả, tái sinh, tái sử dụng vật liệu, sử dụng năng lượng tái tạo, các biện pháp khuyến khích sử dụng các loại vật liệu và năng lượng tái tạo.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiêna. Vị trí, giới hạn a. Vị trí, giới hạn
Theo Quyết định số 304/TTg ngày 08 tháng 06 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Linh Đàm, có quy mô 184,09 ha bao gồm:
- Dự án khu nhà ở Bắc Linh Đàm, quy mô: 24,0 ha.
- Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, quy mô 160,09 ha.
Dự án khu nhà ở Bắc Linh Đàm là dự án thành phần (đợt 1) của dự án dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ Linh Đàm, được UBND Hà Nội phê duyệt tại quyết định 992/QĐ-UB ngày 25/5/1994. Dự án được khới công xây dựng tháng 6/1997, đến cuối năm 1999, hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực này đã hoàn chỉnh và hiện đã được bàn giao toàn bộ cho khách hàng.
Ranh giới của khu nhà ở Bắc Linh Đàm: Toàn bộ khu vực nằm trong địa giới hành chính xã Đại Kim.
- Phía Bắc giáp xã Định Công
- Phía Nam và Đông Nam giáp hồ Linh Đàm
- Phía Đông giáp khu di tích lịch sử chùa Đại Từ và trường THCS Đại Kim - Phía Tây giáp sông Tô Lịch
Bảng 3: Thống kê sử dụng đất khu Bắc Linh Đàm [4]
TT Hạng mục đất Diện tích (m2) % diện tích
1 Đất giao thông thành phố 75.369 31,40%
2 Đất ở 90.579 37,74%
3 Đất cây xanh, vui chơi, giái trí 64.936 27,06%
4 Đất công cộng thành phố 9.116 3,80%
Tổng 240.000 100%
Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, thuộc địa bàn xã Hoàng Liệt và xã Đại Kim, huyện Thanh Trì (nay là phường Hoàng Mai). Theo quyết định số 04/2000/QĐ-UB của UBND thành phố Hà
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, khu 106,09 ha [8]:
Phạm vi, ranh giới: Khu vực bao gồm dải đất quanh hồ Linh Đàm và phần bán đảo được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp thông Đại Từ, xã Đại Kim.
- Phía Tây Bắc giáp khu nhà ở Bắc Linh Đàm (Khu 24 ha). - Phía Nam giáp thông Tứ Kỳ và ruộng canh tác xã Hoàng Liệt. - Phía Đồng giáp đường sắt Quốc gia song song đường quốc lộ 1A. - Phía Tây giáp ruộng canh tác xã Hoàng Liệt.
Quy mô: Tổng diện tích: 160,09 ha, trong đó có 74 ha là mặt nước hồ Linh Đàm, công năng chính là hồ điều hoà, phục vụ cho chương trình thoát nước của Thành phố. Quy mô dân số dự tính khoảng 14600 người (trong đó số dân địa phương khoảng 1600 người).
Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm được hoạch địch với các chức năng sau:
- Đất xây dựng nhà.
- Đất xây dựng cơ quan, công trình công cộng Thành phố. - Đất xây dựng các công trình công cộng đơn vị ở.
- Đất xây dựng trường học, nhà trẻ mẫu giáo.
- Đất xây dựng các công trình biệt thự cao cấp hỗn hợp. - Đất cây xanh, công viên.
- Đất các công trình văn hoá. - Đất nhà ở, văn phòng. - Đất xây dựng bãi đỗ xe.
Bảng 4: Thống kê quy hoạch sử dụng đất khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Linh Đàm
TT Hạng mục đất Diệt tích đất (m2)
1 Hồ điều hoà 732638
2 Đường Thành phố 35968
3 Đường trong Khu vực 203710
4 Bãi đỗ xe công cộng 10477
5 Văn hoá tổng hợp 72807
6 Di tích 16805
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
8 Biệt thự cao cấp hỗn hợp 78066
9 Trường học 65244
10 Công cộng cấp đơn vị ở 9807
11 Trung tâm dạy nghề 3799
12 Đất ở 2184
13 Nhà trẻ, mẫu giáo 68148
14 Cây xanh, công viên 4703 283791
Tổng cộng 1600900
b. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang đặc điểm khí hậu của thành phố Hà Nội như sau: - Nhiệt độ trung bình trong khu vực là 23,50C.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.670 mm. Mùa mưa kéo dài từ thàng 4 đến thàng 10, tập trung từ thàng 7 đến tháng 9.
- Gió: Mùa hè gió Đông Nam là chủ đạo, mùa đông gió Đông Bắc là chủ đạo. - Độ ẩm trung bình năm: 84,5%, cao nhất vào tháng 1, trung bình lên tới 98% . - Nắng: Số giờ nắng trung bình năm là 1.640 giờ.
c. Địa hình, địa chất thủy văn, địa chất công trình
- Địa hình: Khu vực nằm trong khu đất thấp của thành phố, có độ cao trungbình so với mặt nước biển khoảng 3,6 – 4 m, có nền dốc dần từ Bắc xuống Nam nhưng chênh lệch độ cao không lớn.
- Địa chất thủy văn: Chịu ảnh hưởng của sông Tô Lịch và hồ Linh Đàm, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 4-6 m.
- Địa chất công trình: Khu vực nghiên cứu có lớp đất trên cùng là á sét dày 3,0 – 5,0 m dưới là lớp cát, được đánh giá là thuận lợi cho xây dựng, có thể xây dựng công trình không hạn chế chiều cao.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Khu dịch vụ tổng hợp Linh Đàm có diện tích 184,09 ha với 4200 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 3.150 căn hộ chung cư cao tầng. Dân cư khu vực này chủ yếu là công nhân viên chức, ngoài ra còn có một bộ phận buôn bán kinh doanh.
Bảng 5: Dân số khu vực Linh Đàm [4]
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
Đàm X1 X2 Linh Đàm
Dân số (người)
5.800 1.878 2.850 14.600 25.128
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Có hai đối tượng nghiên cứu trong khóa luận: Thứ nhất là các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái. Sau khi nghiên cứu một số hệ thống đánh giá đô thị sinh thái, tác giả nhận định khả năng áp dụng các hệ thống đánh giá này ở Việt Nam. Dựa trên nhận định đó; Thông tư số 10/2008/TT-BXD quy định về việc đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu; các mục tiêu, nguyên tắc của đô thị sinh thái, tác giả đề xuất một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ở Việt Nam cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta.
Đối tượng nghiên cứu thứ hai là khu vực nghiên cứu điển hình, khu đô thị mới Linh Đàm, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Nguyên nhân khu đô thị mới Linh Đàm được chọn là vì Linh Đàm hiện là khu đô thị sinh thái kiểu mẫu duy nhất ở miền Bắc và là một trong hai khu đô thị kiểu mẫu trong cả nước. Đây là mô hình kiến trúc đô thị đầu tiên và có tính tiên phong của Hà Nội trong việc tạo lập các khu ở mới hoàn chỉnh.
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
Khu vực có quy mô 184,09 ha, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, có vị trí cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều công trình di tích lịch sử đã xếp hạng và hồ nước được quy hoạch rộng 74 ha, có giao thông thuận tiện. Khu đô thị Linh Đàm đã khai thác và phát huy hiệu quả các ưu thế về vị trí, cảnh quan, khí hậu, đất đai, văn hoá truyền thống khu vực hồ Linh Đàm, hình thành một khu nhà ở và dịch vụ tổng hợp về văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, dịch vụ - thương mại, thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân. Không chỉ thành công về mô hình phát triển, Dự đô thị mới Linh Đàm còn là hình mẫu trong việc tạo dựng cơ chế quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng như mô hình xã hội hóa về dịch vụ đô thị, khắc phục được những nhược điểm về công tác quản lý, sử dụng nhà trong thời kỳ bao cấp trước đây.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Qua những gì được trình bày tại chương 1, có thể thấy rằng mô hình đô thị sinh thái hàm chứa rất nhiều vấn đề phức tạp cả về tự nhiên, kinh tế và xã hội, mà những nội dung trong khóa luận này cũng như bản thân khoa học môi trường không thể giải quyết hết được. Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều bộ tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái, tuy nhiên trong khóa luận này tác giả chỉ đề cập đến bộ tiêu chí đánh giá của Mỹ, Canada và Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian và số liệu, đối với khu vực nghiên cứu điển hình, chỉ có một số vấn đề được đánh giá. Trong bảng kết quả, vẫn còn những khoảng trống chưa được xem xét tới. Tác giả hi vọng các tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá sẽ được hoàn thiện trong những nghiên cứu sau này.
Các vấn đề được đánh giá bao gồm: Chất lượng môi trường, không gian xanh, sử dụng năng lượng, giao thông và các vấn đề xã hội. Mỗi vấn đề đều bao quát hiện trạng của vấn đề, đưa ra mối tương quan so sánh, chỉ ra nguyên nhân của sự thành công hay chưa thành công lắm. Đặc biệt, năng lực quản lý được coi là điểm then chốt trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, các đánh giá chỉ mang tính sơ bộ và cần được phát triển thêm nữa trong tương lai.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
Các số liệu dữ liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, chọn lọc thông qua tài liệu của các cơ quan như: tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị - Bộ xây dựng, ban quản lý dự án, công ty quản lý và dịch vụ nhà cao tầng, ủy ban nhân
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
dân phường Hoàng Liệt…. Các số liệu dữ liệu được cập nhật, lựa chọn phù hợp để đưa vào sử dụng.
2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Tác giả tiến hành các cuộc khảo sát thực địa, thu thập thông tin bằng quá trình quan sát, ghi chép, trò chuyện với người dân và các cán bộ lãnh đạo. Quá trình này giúp thu thập dữ liệu, kiểm chứng các thông tin thứ cấp, tạo cái nhìn tổng quan về khu vực, cung cấp các thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như các dấu hiệu chỉ thị môi trường, phát hiện vấn đề và khả năng giải quyết, góp phần cho định hướng nghiên cứu, đồng thời có giải pháp loại trừ những thông tin nhiễu từ các nguồn thông tin đã có.
Việc khảo sát thực địa được tiến hành theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1, tiến hành khảo sát chung toàn khu vực, chụp ảnh, ghi chép các nhận định cá nhân về khu vực; giai đoạn 2, phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương.
2.3.3 Phương pháp tiệp cận hệ thống
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu một hệ thống tập hợp các chuỗi vẫn đề được liên kết với nhau. Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống giúp tác giả nhìn nhận được vấn để nghiên cứu trong một tập hợp. Các vấn để liên quan chủ yếu và thứ yếu đến đề tài được đặt trong mối liên hệ hữu cơ với nhau tạo ra cho tác giả một cái nhìn tổng quát, mạch lạc, rõ ràng.
kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá khả năng áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ở Việt Nam Nam
Hệ thống đánh giá của Mỹ và Canada là những hệ thống đánh giá có nhiều ưu việt, không chỉ đề cao tính môi trường mà còn chú trọng đến lợi ích kinh tế.Các điểm cho đều bao hàm 3 nội dung: mục đích, yêu cầu và chỉ đạo kỹ thuật liên quan.
Các hệ thống đánh giá này đã cung cấp cho xã hội một bộ tiêu chuẩn phổ biến, chỉ đạo, quyết sách cho việc chọn lựa kiến trúc xanh; thông qua xây dựng tiêu chuẩn có thể đề cao sản phẩm bảo vệ môi trường và ý thức tiêu chuẩn hoá bảo vệ môi trường của công chúng, đề xướng và khuyến khích thiết kế kiến trúc xanh; kích thích nâng cao hiệu quả kinh tế của thị trường, thúc đẩy thực tiễn kiến trúc xanh trong phạm vi thị trường của nó; ngoài ra do các hệ thống đánh giá này đã đưa ra các phương pháp và khuôn khổ có thể kiểm tra khiến cho việc đề ra các chính sách và quy định về kiến trúc xanh của chính phủ thuận tiện hơn.
Hệ thống đánh giá có sự phân loại và hệ thống tổ chức rõ ràng, có thể liên kết giữa hai mục tiêu chỉ đạo là phát triển kiến trúc bền vững và tiêu chuẩn hóa việc đánh