Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái và khả năng áp dụng trong điều kiện việt nam nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới linh đàm (Trang 53 - 55)

b. Mối quan hệ của các hệ thống đánh giá

3.3.2.Môi trường không khí

a. Chất lượng không khí

Chất lượng không khí xung quanh

- Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là từ hoạt động giao thông, và các tuyến đường đang được xây dựng, đặc biệt là khu vực Bắc Linh Đàm và Bắc Linh Đàm mở rộng.

Bảng 7: Kết quả phân tích chất lượng không khí ở Bán đảo Linh Đàm ngày 29/4/2006 [7]

TT Thông số Kết quả TCVN 5937 – 2005 (1)

1 Bụi tổng số (mg/m3) 0,248 0,3

kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm 3 SO2 (mg/m3) 0,229 0,3 4 NO2 (mg/m3) 0,094 0,1 5 Pb (mg/m3) 0,001 0,005 6 NH3 (mg/m3) 0,024 0,02 7 H2S (mg/m3) 0,006 0,042 8 HCl (mg/m3) 0,28 0,06

(1) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Nhận xét: Tất cả các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, như vậy có thể kết luận không khí ở khu vực bán đảo Linh Đàm rất trong lành.

Chất lượng môi trường không khí trong nhà

Chất lượng môi trường không khí trong nhà có nguyên nhân chủ yêu từ hoạt động đun nấu, việc ở quá chật chội hoặc độ thông thoáng của căn nhà không đảm bảo. Theo kết quả điều tra, ở khu vực Linh Đàm chỉ có một bộ phận nhỏ dùng than, còn lại hầu hết dùng bếp gas. Do các căn hộ ở khu đô thị Linh Đàm được xây dựng đúng tiêu chuẩn thiết kế nên độ thông thoáng của các căn nhà được đảm bảo, đủ ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên được đo bằng cách tính cho một ngày nắng, các nhu cầu cơ bản của gia đình không cần thêm đèn. Do đó, dù không có số liệu cụ thể, có thể kết luận chất lượng môi trường không khí trong nhà đảm bảo cho sức khỏe người dân.

Mức độ hài lòng của người dân với chất lượng không khí: Hài lòng

Kết luận dựa trên các cuộc phỏng vấn nhanh và bán chính chính thức người dân trong khu vực.

b. Công tác quản lý chất lượng không khí

Công tác quan trắc chất lượng không khí

Quan trắc liên tục: Trên toàn địa bàn Hà Nội, có 5 trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục [2], gồm trạm Láng, trạm Đại học Xây Dựng, trạm Đại học Khoa học Tự nhiên, trạm Nam Thăng Long, trạm Viện hóa học.

Quan trắc không liên tục: Quan trắc 6 đợt 1 năm, mỗi đợt một ngày.

Dân số năm 2007 của Hà Nội là 3.289.300 người, diện tích 921.8 km2 (Theo tổng cục thống kê). Như vậy mật độ các điểm quan trắc chất lượng không khí cho Hà Nội chỉ đạt 0,1824 điểm/100.000 dân hay 0,55 điểm/300.000 dân và 0.65 điểm/100 km2.

kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm

Theo quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến 2020, mạng lưới quan trắc liên tục tại Hà Nội sẽ đạt 1 điểm/300.000 người.

Khu vực Linh Đàm không có điểm quan trắc liên tục nào nhưng bán đảo Linh Đàm thuộc diện quan trắc không liên tục.

Năng lực quản lý

Năng lực quản lý chất lượng môi trường không khí được xếp hạng trên các chỉ số: (1)Chỉ số đo đạc chất lượng không khí: đánh giá hoạt động quan trắc chất lượng không khí, độ chính xác và tính đại diện của các số liệu thu thập; (2)Chỉ số sẵn có và xử lý số liệu chất lượng không khí: đánh giá cách thức xử lý số liệu, phạm vi tiếp cận thông tin, số liệu về chất lượng không khí; (3) Chỉ số kiểm kê phát thải: đánh giá về các kiểm kê phát thải được thực hiện; (4) Chỉ số quản lý chất lượng không khí: Đánh giá khung thể chế và quản lý.

Bảng 8: Đánh giá tổng hợp năng lực quản lý chất lượng không khí [2]

Phân loại năng lực Điểm Các thành phố

Xuất sắc Xuất sắc I 91-100 Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Tôkyô Xuất sắc II 81-90 Băngcốc, Seoul, Thượng Hải

Tốt Tốt I 71-80 Bắc Kinh, Busan

Tốt II 61-70 New Deli

Trung bình

Trung bình I 51-60 Tp.Hồ Chí Minh, Jakarta, Kolkata, Manila, Mumbai

Trung bình II 41-50 Colombo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế Hạn chế I 31-40 Hà Nội, Surabaya Hạn chế II 21-30 Dhaka, Kathmandu

Tối thiểu 0-20

Nguồn: Tổ chức sáng kiến không khí sạch các thành phố châu Á (CAI-Asia), 7/2007 .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái và khả năng áp dụng trong điều kiện việt nam nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới linh đàm (Trang 53 - 55)