Đánh giá khả năng áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái và khả năng áp dụng trong điều kiện việt nam nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới linh đàm (Trang 47 - 48)

c. Địa hình, địa chất thủy văn, địa chất công trình

3.1.Đánh giá khả năng áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ở Việt Nam

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá khả năng áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái ở Việt Nam Nam

Hệ thống đánh giá của Mỹ và Canada là những hệ thống đánh giá có nhiều ưu việt, không chỉ đề cao tính môi trường mà còn chú trọng đến lợi ích kinh tế.Các điểm cho đều bao hàm 3 nội dung: mục đích, yêu cầu và chỉ đạo kỹ thuật liên quan.

Các hệ thống đánh giá này đã cung cấp cho xã hội một bộ tiêu chuẩn phổ biến, chỉ đạo, quyết sách cho việc chọn lựa kiến trúc xanh; thông qua xây dựng tiêu chuẩn có thể đề cao sản phẩm bảo vệ môi trường và ý thức tiêu chuẩn hoá bảo vệ môi trường của công chúng, đề xướng và khuyến khích thiết kế kiến trúc xanh; kích thích nâng cao hiệu quả kinh tế của thị trường, thúc đẩy thực tiễn kiến trúc xanh trong phạm vi thị trường của nó; ngoài ra do các hệ thống đánh giá này đã đưa ra các phương pháp và khuôn khổ có thể kiểm tra khiến cho việc đề ra các chính sách và quy định về kiến trúc xanh của chính phủ thuận tiện hơn.

Hệ thống đánh giá có sự phân loại và hệ thống tổ chức rõ ràng, có thể liên kết giữa hai mục tiêu chỉ đạo là phát triển kiến trúc bền vững và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá; đều có một số lượng nhất định các vấn đề mấu chốt cả định tính và định lượng,

kiện Việt Nam. Nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới Linh Đàm

thể hiện suy nghĩ và nghiên cứu của các nước đối với thực tiễn kiến trúc xanh về cả kỹ thuật và văn hoá.

Bên cạnh đó, số liệu và phương pháp đánh giá của hệ thống đánh giá của các nước đều công khai, bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu sử dụng, đều có thể tìm thấy từ trên mạng sổ tay đánh giá hoàn chỉnh của các nước. Số liệu và phương pháp được công khai hoá không có nghĩa là quá trình đánh giá sẽ đơn giản mà thực ra các tiến trình đánh giá đều có yêu cầu chuyên nghiệp rất cao.

Hệ thống phân loại công trình xanh của Mỹ và Canada là một hệ thống đánh giá chi tiết, có nhiều ưu việt và có thể áp dụng một phần ở Việt Nam. Tuy nhiên không thể áp dụng toàn bộ hệ thống đánh giá này vào nước ta do những khó khăn sau:

- Hệ thống đánh phân loại công trình xanh của LEED chưa phải là một hệ thống được biết đến phổ biến ở Việt Nam, do đó, các nhà đầu tư chưa có định hướng xây dựng theo hệ thống này.

- Khó khăn về công nghệ.

- Khó khăn do những yếu kém trong công tác quản lý. - Khó khăn về tài chính.

Do đó, để có thể áp dụng hệ thống đánh giá của LEED vào Việt Nam, cần một số biến đổi nhất đinh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái và khả năng áp dụng trong điều kiện việt nam nghiên cứu điển hình tại khu đô thị mới linh đàm (Trang 47 - 48)