Thi trắc nghiệm tuần 7 –VLVNC 2007 Lam Sơn Thanh Hóa vs Đô Lương 1, Nghệ An

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup doc (Trang 75 - 79)

Lam Sơn Thanh Hóa vs. Đô Lương 1, Nghệ An

http://www.vatlyvietnam.org

Bunhia & VạnLýĐộcHành

Câu 1

Cách nào sau đây làm tăng hiệu suất phản ứng hạt nhân ? a) Sử dụng Uradium tự nhiên

b) Sử dụng Uradium đồng vị 238 thay cho 235 c) Tăng vận tốc của neutron đưa vào

d) Giảm vận tốc của neutron đưa vào .

Câu 2

Hai hạt tích điện dương +Q nằm trên trục Ox, một hạt ở tọa độ x = a, hạt còn lại ở tọa độ

x = -a. Hỏi tại gốc tọa độ:

A. Cường độđiện trường E = 0 và điện thế V = 0 B. Cường độđiện trường E = 2kQ/r2 và điện thế V = 0 C. Cường độđiện trường E = 0 và điện thế V = 2kQ/a D. Cường độđiện trường E = 2kQ/r2 và điện thế V = 2kQ/a

Câu 3

Trong nhiệt động lực học,“ Degree of freedom” (độ tự do) là trục ởđó năng lượng được lưu trữ . Theo bạn, các phân tửđôi như N_2 có bao nhiêu độ tự do ?

a) 4 b) 5 c) 6 d) 7

Câu 4

Định nghĩa nào dưới đây đang được chính thức sử dụng làm định nghĩa của một mét trong hệ các đơn vị chuẩn SI:

A. Là quãng đường ánh sáng đi được trong 1/299792458 giây trong chân không.

B. Là 1650763,73 lần bước sóng trong chân không của bức xạứng với chuyển dời giữa 2 mức 2p10 và 5d5 của nguyên tử Krypton-86 (Kr-86).

C. Là 9162631770 lần chu kỳ dao động của bức xạ phát ra trong dịch chuyển giữa 2 mức siêu tinh tế của nguyên tử Cs-133.

D. Là 1 phần 10 triệu lần chiều dài đường kinh tuyến gốc đi qua Paris

Hình vẽ trên miêu tả chuyển động của các electron trong dây dẫn được đặt ở gần cực Bắc của một nam châm . Dây dẫn sẽ bị ,

a) Hút lại gần nam châm b) Đẩy ra xa nam châm c) Đẩy xuống dưới d) Nâng lên trên

Câu 6

Phổ phát xạ nguyên tử hydro có nhiều dãy vạch, dãy vạch Lyman là dãy vạch mà ứng với photon phát xạ do chuyển mức điện tử từ các mức có số lượng tử n > 1 xuống trạng thái cơ bản (n = 1). Vậy dãy Paschen là dãy ứng với:

A. Chuyển mức điện tử từ các mức n > 2 xuống mức có n = 2 B. Chuyển lức điện tử từ các mức n > 3 xuống mức có n = 3 C. Chuyển từđiện tử từ n = 1 lên các mức cao hơn

D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 7

Con đường nào sẽ làm giảm ảnh hưởng của sức căng mặt ngoài của nước lỏng. a) A à B à C b) AàC c) Aà Cà D d) Bà Dà C Câu 8

Hình vẽ trên miêu tả sức căng mặt ngoài của nước, đây cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích mặt ngoài của nước cũng như các chất lỏng . Theo bạn, hệ số căng mặt ngoài của nước vào khoảng :

a) 7,27 x 10^-2 N/m b) 2,72 x 10^-3 N/m c) 7,27 x 10^-4 N/m d) 2,72 x 10^-5 N/m

Câu 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh dưới đây được thực hiện bởi kính hiển vi điện tử truyền qua chụp trên mẫu chất lỏng từ (cấu tạo bởi các nano từ tính phân bố trong các chất lỏng).

Hình ảnh nhỏở góc phải bức ảnh là ảnh nhiễu xạđiện tử thu được bằng kỹ thuật nhiễu xạ điện tử chọn lọc vùng (Selected Areas Electron Diffraction - SAED). Vậy ảnh SAED cho ta thông tin gì?

A. Cấu tạo (thành phần hóa học) của chất phân tích B. Kích thước trung bình của hạt nano

C. Cấu hình điện tử của các nguyên tố trong hạt nano

D. Cấu trúc tinh thể và các thông số mạng tinh thể của các hạt

Câu 10

Spectral Energy Density ( mật độ phổ năng lượng ) là một khái niệm được rút ra từ công thức Planck , liên quan đến bức xạ của vật đen . Nếu áp dụng công thức này cho Mặt trời của chúng ta, theo bạn, ở bước sóng nào của ánh sáng mặt trời sẽ tương ứng với mật độ

phổ năng lượng tối đa mà nó sinh ra . a) 400 nm

b) 500 nm c) 600 nm d) 700 nm

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup doc (Trang 75 - 79)