LQĐ Quảng Trị - Lục Nam Bắc Giang
http://www.vatlyvietnam.org Bunhia
Câu 1
Một tài xế lái một chiếc xe khối lượng 1000kg vào một đường vòng, không nghiêng, bán kính 100m với vận tốc 10m/s. Lực ma sát lớn nhất giữa bánh xe và mặt đường là 900 N. Chiếc xe sẽ :
a) Trượt vào bên trong vòng cung b) Vòng được như thường
c) Chậm lại do có lực ly tâm
d) Chỉ vòng được khi tăng vận tốc lên e) Trượt ra bên ngoài vòng cung
Câu 2
Để tăng nhiệt độ của một chất khí lý tưởng lên 150*K, với thể tích bình không đổi, thì nhiệt lượng cần thêm vào là 6300J; nếu áp suất không đổi, thì nhiệt lượng cần thêm vào là 8800J. Hỏi nội năng của chất khi thay đổi bao nhiêu, khi nhiệt độ của nó tăng lên 150*K a) 2500 J b) 6300 J c) 8800 J d) 11,300 J e) 15,100 J Câu 3
Một cục đá lạnh với khối lượng m rơi xuống một cái hồ. Sau va chạm, 1/5 khối lượng của viên đá bị chảy nước. Cả viên đá và hồđều có cùng nhiệt độ là 0*C . Nếu L là nhiệt nóng chảy, (fusion), khoảng cách tối thiếu mà viên đá đã rơi xuống mặt hồ là :
a) L/5g b) 5L/g c) gL/5m d) mL/5g e) 5gL/m Câu 4
Có 3 khối cầu tương đương dẫn điện, miêu tảở hình vẽ trên link. Cầu 1 và cầu 2 cách nhau một khoảng tương đối lớn so với bán kính của chúng. Chúng có cùng điện tích và
đẩy nhau với một lực tĩnh điện F. Cầu 3 trung hoà và được đặt trên 1 giá cách điện,được mang lại gần, chạm vào quả cầu 1, rồi quả cầu 2 sau đó được đưa ra ngoài. Nếu khoảng cách giữa 2 quả cầu 1 và 2 không đổi, thì lực tĩnh được giữa 2 quả cầu là :
a) 0 b) 1/16 F c) 1/4F d) 3/8F e) 1/2F Câu 5
Ở mạch điện miêu tả như hình vẽ ( link trên ), cường độ dòng điện I là :
a) V/5R b) V/4R c) 2V/5R d) 2V/4R e) 2V/R Câu 6
2 dòng điện giống nhau, trong 2 dây điện được đặt vuông góc như hình vẽ ở link trên . 2 dây này được đặt rất sát nhau, tuy nhiên không chạm . Từ trường có thể bằng 0 :
a) Ở một điểm thuộc vùng 1 b) Ở một điểm thuộc vùng 2 c) Ở một điểm thuộc cả vùng 2 và vùng 4 d) Ở các điểm thuộc cả vùng 1 và vùng 1 e) Ở các điểm thuộc cả vùng 1 và vùng 4 Câu 7
Năng lượng cần thiết để đẩy 2 electron của Heli từ lớp năng lượng thấp nhất là 79.0 eV. Năng lượng để ion hoá ( di chuyển 1 electron ) của Heli sẽ là :
a) 24,6 eV b) 39,5 eV c) 51,8 eV d) 54,4 eV e) 65,4 eV Câu 8
Một gương cầu lõm tiêu cự F và vị trí của vật 0 được miêu tả như hình vẽở link trên .
Ảnh của vật sẽ nằm ở vị trí a) I
b) II c) III
d) IV e) V
Câu 9
Hạt nào sau đây sẽ tổng hợp nguồn năng lượng nhiều nhất nếu toàn bộ khối lượng của nó được biến đổi thành năng lượng : a) Electron b) Neutron c) Proton d) Alpha e) Quark Câu 10 ( 90 giây )
Các bước tính toán về mô hình tổng hợp hạt nhân( nucleosynthesis) Big bang được thực hiện bởi George Gamow và cộng sự của ông là Ralph Alpher và Robert Herman những năm 40 của thế kỷ trước. Họđã thử tuy nhiên không thành công khi giải thích sự phong phú của tất cả các thành phần của nuclei theo dạng tổng hợp trong quá trình Big bang . Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng :
a) Tất cả các nguyên tố trừ Hydro được tổng hợp đầu tiên trong các ngôi sao
b) Tất cả các nguyên từ trừ Hidro, Heli và Lithium đều được tổng hợp đầu tiên trong các ngôi sao
c) Tất cả các nguyên tố nặng hơn Canxi đều được tổng hợp từ các ngôi sao , còn các nguyên tố nhẹ hơn được tổng hợp từ Big Bang
d) Tất cả các nguyên tố nặng hơn Sắt đều được tổng hợp từ các ngôi sao, còn các nguyên tố nhẹ hơn được tổng hợp từ Big Bang