Thi trắc nghiệm chung kết –VLVNC 2006 Hà Nội Amsterdam vs Chuyên Lý Tổng Hợp

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup doc (Trang 46 - 52)

Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp

http://www.vatlyvietnam.org Hellophysics, Eros

Câu 1

Các loại kính cửa sổ hiện nay đều có tính năng: trời sáng thì dễ nhìn từ trong ra ngoài, trời tối dễ nhìn từ ngoài vào trong. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

a)Độ phản xạ của kính cao hơn bình thường b)Độ hấp thụ của kính cao hơn bình thường c)Kính làm ánh sáng truyền qua bị phân cực d)Cả 3 yếu tố trên

Câu 2

Lực kéo ô tô chuyển động là a)Lực kéo của động cơ

b)Lực ma sát trượt c)Lực ma sát nghỉ

d)Lực ma sát lăn

Câu 3

Bước sóng của lò vi sóng (microwave) nằm trong khoảng a)Mét-centimet

b)Centimét -milimét c)Milimét-micromet d)Micromet-nanomét e)Dưới nanomét

Câu 4

Hai kính phân cực P1, P2 được đặt song song sao cho trục phân cực vuông góc với nhau, ánh sáng không phân cực chiếu vuông góc tới P1 sẽ không truyền qua P2. Muốn ánh sáng truyền qua được, ta phải đặt một kính phân cực thứ 3, P3, ở vị trí

a)Trước P1 b)Giữa P1 và P2 c)Sau P2

d)Không có cách nào cả

Câu 5

Các vệ tinh địa tĩnh của trái đất có đặc điểm chung: a)Cùng bán kính quỹđạo

c)Cả 2 yếu tố trên

d)Không yếu tố nào trong cả a và b.

Câu 6

Để bẫy điện tích, tại sao người ta chỉ sử dụng bẫy từ (dạng chai từ) hoặc các bẫy điện từ

kết hợp (bẫy Paul hoặc bẫy Penning) mà không dùng một bẫy điện tích chỉ với điện trường tĩnh ?

a)Rất khó tạo ra một điện trường tĩnh đủ lớn như yêu cầu.

b)Hàm thế năng tạo bởi điện trường tĩnh không thể có cực tiểu trong không gian 3 chiều. c)Các bẫy khác như bẫy từ hoặc điện từ kết hợp rẻ hơn rất nhiều so với bẫy chỉ dùng điện trường tĩnh.

d)Bẫy điện tích chỉ dùng điện trường tĩnh có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng do có sự phóng điện

Câu 7

3 bóng đèn 60W/120V bị mắc nhầm nối tiếp vào nguồn điện 120V. . Do sự nhầm lẫn này công suất mỗi bóng đèn sẽ là: a)6.7W b)13.3W c)20W d)40W Câu 8

So sánh độ dốc của 2 đường: đoạn nhiệt và đẳng nhiệt của một khí lí tưởng trong đồ thị

P-V.

a)Đẳng nhiệt dốc hơn b)Bằng nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c)Đoạn nhiệt dốc hơn d)Tùy thuộc nhiệt độ

Câu 9

Một máy nhiệt có nguồn nóng là T1, nguồn lạnh là T2. Q1 là nhiệt lấy từ nguồn nóng, Q2 là nhiệt lấy từ nguồn lạnh. W là công do máy thực hiện. Người ta định nghĩa công suất của máy nhiệt này là giá trị tuyệt đối của Q1/W, máy nhiệt này sẽ là:

a)Lò sưởi

b)Điều hòa nhiệt độ một chiều c)Tủ lạnh

d)Động cơ nhiệt

Câu 10

thời gian “một ngày” đã a)Không thay đổi b)Dài ra c)Ngắn đi d)Chưa đủ dữ kiện để kết luận Câu 11

Vận tốc cần phóng vệ tinh để nó có chuyển động tròn trên quỹđạo gần mặt đất được tính theo công thức trong sách giáo khoa v =sqrt(GM/R), có giá trị xấp xỉ 7.9 km/s. Nếu vệ

tinh được phóng với vận tốc 7km/s thì vệ tinh sẽ: a)Sẽ bị rơi trở lại trái đất.

b)Quỹđạo vẫn tròn nhưng khoảng cách giữa vệ tinh và trái đất giảm đi so với trường hợp

đầu.

c)Quỹđạo tròn và khoảng cách từ vệ tinh tới trái đất tăng lên.

d)Quỹđạo là một đường kín nhưng khoảng cách từ vệ tinh tới trái đất phụ thuộc thời gian

Câu 12

Các mức năng lượng của nguyên tử Hydro được xác định bởi công thức E=-Eo/n^2, với Eo có giá trị 13.6eV. Các vạch quang phổ khả kiến của nguyên tử Hydro (vạch quang phổ Balmer) ứng vởi sự nhẩy mức năng lượng tử các mức cao xuống mức n với n bằng: a)1

b)2 c)3 d)4

Câu 13

Trong mặt phẳng Oxy, Tổng hợp của 2 dao động điều hòa vuông góc (một theo phương x, một theo phương y) cùng tần số, cùng biên độ sẽ là một:

a)Điểm b)Đường tròn c)Đoạn thẳng d)Không đủ dữ kiện

Câu 14

Ở nhiệt độ T, n mol lượng khí lí tưởng được chứa trong một bình có thành hòan toàn mềm ( va chạm của phân tử khí với thành bình là va chạm hoàn toàn mềm), thể tích V. Áp suất khí trong bình là

a)P=nRT/V b)P=nRT/2V c)0

d)Không đủ dữ kiện

Câu 15

Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu Vo. Nếu không có lực cản không khí, vật rơi trở lại vị trí ban đầu sau thời gian to. Nếu có lực cản không khí f=-kv, thời gian bay của vật là t1. a)t1=to b)t1>to c)t1<t0 d)Không đủ dữ kiện để so sánh Câu 16

Khi sóng điện từđược chiếu vào một bản kim loại nhẵn, phẳng, hệ số phản xạ của sóng phụ thuộc vào tần số ánh sáng. Nếu tần số nhỏ hơn một giá trị nào đó, gọi là tần số

Plasma của kim loại, thì sóng sẽ phản xạ hoàn toàn, ngược lại, phần lớn sóng bị hấp thụ. Tần số này quyết định màu sắc của kim loại. Sóng ánh sáng có tần số trùng với tần số

Plasma của bạc sẽ: a)Ở vùng cực tím b)Giữa vùng tím và vùng xanh c)Giữa vùng vàng và vùng đỏ d)Ở vùng hồng ngoại. Câu 17

Chất bán dẫn được pha tạp để tăng độ dẫn điện. Muốn tạo bán dẫn loại p từ bán Si tinh khiết (nguyên tố nhóm IV) thì chất pha tạp phải là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a)Nguyên tố nhóm III b)Nguyên tố nhóm IV c)Nguyên tố nhóm V

d)Không phụ thuộc vào nhóm mà phụ thuộc vào tính chất dẫn điện khác

Câu 18

Một màn chắn được đặt gần một nguồn sáng điểm. Năng lượng chiếu trên một đơn vị

diện tích S trên màn chắn là I. Nếu đặt một tấm kính trong suốt, dày, không hấp thụ, không phản xạ ánh sáng giữa màn và nguồn sáng thì độ rọi sẽ: a)Giảm đi b)Không đổi c)Tăng lên d)Không có kết luận Câu 19

Bình dưỡng khí của thợ lặn có bộđiều áp, giúp người có thể hít thở không khí ở áp suất cân bằng với áp suất môi trường xung quanh. Ởđộ sâu 10m, một người thợ lặn dùng hết

bình dưỡng khí trong vòng 3h.Thời gian đó là bao nhiêu nếu người thợ lặn ởđộ sâu 20m, giả sử nhịp thở của người thợ lặn không đổi (thể tích không khí hít vào trong một hơi thở

không phụ thuộc độ sâu) a)1.5h

b)2h c)4.5h d)6h

Câu 20

Hồ quang là hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của nguồn điện một chiều. Trong hiện tượng này, nếu 2 điện cực được làm từ than, điện cực bị mòn sẽ là:

a)Cực âm b)Cực dương c)Cả hai

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup doc (Trang 46 - 52)