Thi trắc nghiệm tuần 2 –VLVNC 2007 Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình – LQĐ Bình Định

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup doc (Trang 60 - 63)

Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình – LQĐ Bình Định

http://www.vatlyvietnam.org Vạn Lý Độc Hành

Câu 1

Hệ SI mà ta quen sử dụng là hệđơn vị chuẩn lấy tên là MKS (Meter- Kilogram-Second). Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là Joule (J). Ngoài ra, người ta còn sử dụng một hệ

khác là hệ Gauss - CGS (Centimetre - Gram - Second). Vậy, trong hệ CGS, đơn vị của năng lượng là: A. N.cm B. erg C. J D. W.s Câu 2

Điều nào sau đây mô tả sự khác nhau giữa sóng viba và sóng radio A. Một loại là sóng điện từ, một cái là sóng âm.

B. Sóng viba di chuyển trong chân không nhanh hơn sóng radio. C. Sóng viba mang năng lượng, còn sóng radio thì không.

D. Phân tử nước hấp thu năng lượng từ sóng viba nhưng sóng radio thì không

Câu 3

Tiền tố atto (a) trong các đơn vị có nghĩa là tiền số: A. 10^-9

B. 10^-16 C. 10^-18 C. 10^-18 D. 10^-12

Câu 4

Định nghĩa nào dưới đây đang được chính thức sử dụng làm định nghĩa của một giây trong hệ các đơn vị chuẩn SI:

A. Là thời gian để ánh sáng đi được quãng đường 299 792,458 km trong chân không. B. Là 1/84600 thời gian của một năm tropic 1900.

C. Là 9162631770 lần chu kỳ dao động của bức xạ phát ra trong dịch chuyển giữa 2 mức siêu tinh tế của nguyên tử Cs-133.

D. Là 1/3600 lần của một giờ Câu 5 Ở nhiệt độ 900oC, sắt thể hiện tính chất: A. Sắt từ B. Nghịch từ C. Phản sắt từ D. Thuận từ Câu 6

Muốn quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ, người ta dùng kính hiển vi điện tử, tức là sử dụng sóng điện tử thay thế cho sóng ánh sáng đối với kính hiển vi quang học. Điện tửđược phát ra và tăng tốc dưới hiệu điện thế V. Bước sóng của điện tử dưới tác dụng của thế tăng tốc V là:

A. l = eV/m Lambda = e.V/m B. l = 2eV/m Lambda = e.V/2m C. Lambda = h/căn(2m.e.V) D. Lambda = h/căn(m.e.V)

Câu 7

Trong các phản ứng phân rã hạt nhân, có một loại phân rã gọi là phân rã Alpha. Vậy hạt Alpha là: A. Hạt nhân 2He4 B. Hạt nhân 8O16 C. Hạt electron D. Hạt positron Câu 8

Hình bên một vật được đặt bên trái một thấu kính với tiêu điểm là F. Một gương phẳng

được đặt ở tiêu điểm bên phải và mặt phản xạ hướng về thấu kính. Ảnh của vật sẽ nằm tại: A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm C D. Điểm D Câu 9

Trong bình chứa Helium lỏng (nhiệt độ 4,2 K), người ta còn có các lớp vỏ. Lớp vỏ liền ngoài với Helium là lớp Nitrogen lỏng (nhiệt độ 77 K), tiếp đến lớp bên ngoài là lớp chân không và sau đó là vỏ mạ bóng. Lớp Nitrogen có vai trò gì?

A. Truyền nhiệt cho Helium lỏng

B. Cách nhiệt và chống bay hơi cho Helium C. Cách điện

D. Không có vai trò gì, đơn giản là bình chứa hai chất mà thôi

Câu 10

Sao Alpha Centaury là sao gần hệ mặt trời nhất. Khoảng cách từ Trái Đất đến Alpha Centaury cỡ:

A. 3,82.10^8 m (3,82 nhân 10 mũ 8 mét) B. 1,5.10^11 m (1,5 nhân 10 mũ 11 mét) C. 4,04.10^16 m (4,04 nhân 10 mũ 16 mét) D. 2,1.10^22 m (2,1 nhân 10 mũ 22 mét)

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup doc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)