Xây dựng đội ngũ đảng viên về tư tưởng

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc xây dựng đội ngũ đảng viên ở huyện tân kỳ (nghệ an) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 31)

Công tác tư tưởng cho đội ngũ đảng viên luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ở đâu làm tốt công tác tư tưởng, ở đó tạo ra được sức mạnh to lớn để hoàn thành nhiệm vụ. Lúc bình thường công tác tư tưởng đã quan trọng, lúc khó khăn ác liệt, công tác tư tưởng lại càng quan trọng hơn. Mặc dù nó không trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, nhưng nó lại góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội, điều kiện đầu tiên để phát triển kinh tế, giải quyết đời sống, xây dựng đội ngũ đảng viên vững vàng về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, xứng đáng với lời dạy của Bác: "Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy" [12, 354].

Người từng căn dặn: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm

chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân" [19, 498]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những luận điểm rất quan trọng đạo đức cách mạng; tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên; công tác tự phê bình và phê bình; công tác kiểm tra đối với đảng viên mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong việc xây dựng đọi ngũ đảng viên vừa hồng vừa chuyên, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng ngày quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên phải nắm chắc và khéo sử dụng vũ khí tự phê bình – phê bình và sửa chữa để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền trong sạch vững mạnh.

Người vạch rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét’’ [11, 442]. Theo Bác Hồ: “Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ và đảng viên làm việc không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ tất nhiên. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày, phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công” [11, 443].

Theo Bác Hồ: “Sợ mất uy tín và thể diện mình, không dám tự phê bình. Lại nói: nếu phê bình khuyết điểm của mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ, thì địch sẽ lợi dụng mà công kích ta. Nói như vậy là lầm to. Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết cũng la lết quả dưa” [11, 477]. Bác dặn: “Nói nể từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chất chứa lại. Thế thì khác nào tự mình bỏ thuốc độc cho mình! Nói về Đảng, một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” [11, 477].

Người còn luôn luôn chú ý đến việc không ngừng chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Ngay từ năm 1925, khi trực tiếp tuyên truyền, tổ chức lực lượng nòng cốt cho cách mạng Việt Nam, Người đã phát hiện và tập trung trước hết vào thanh niên. Sau khi nước nhà giành được độc lập, trước nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc, trong Thư gửi thanh niên, Người viết: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên" [12, 185]. Người nói: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà" [16, 222].

Đảng lãnh đạo không phải chỉ bằng chủ trương, đường lối mà còn bằng sự nêu gương, phát huy tính tiền phong gương mẫu của đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán

chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến... Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước" [12, 552].

Như vậy, xây dựng đội ngũ đảng viên về tư tưởng là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm tốt nội dung này sẽ góp phần nâng cao sức chiến đấu cho Đảng ta nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng ta vẫn xem đây là một việc làm quan trọng và luôn đặt ra yêu cầu: "Trước hết phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân" [11, 141]. Phải luôn đề cao tư tưởng cho đội ngũ đảng viên nhằm bảo vệ đường lối, cương lĩnh của Đảng, đấu tranh làm thất bại những âm mưu và thủ đoạn các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc xây dựng đội ngũ đảng viên ở huyện tân kỳ (nghệ an) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 31)