Sự ám chỉ đó đến tri thức ngầm và sự đồng lòng bác bỏ các quy tắc cô lập một vấn đề khác nữa đã gây bực bội cho nhiều nhà phê bình của tôi và có vẻ tạo cơ sở cho các lời buộc tội về tính chủ quan và tính phi duy lí. Một số bạn đọc đã cảm thấy rằng tôi thử làm cho khoa học dựa vào các trực giác cá nhân không thể phân tích được hơn là vào logic và qui luật. Nhưng sự diễn giải đó đi lạc đường trong hai khía cạnh cốt yếu. Thứ nhất, nếu tôi có nói chút nào về các trực giác, chúng không mang tính cá nhân. Đúng hơn chúng là những tài sản được thử thách và được dùng chung của các thành viên của một nhóm thành công, và người mới vào có được nó qua đào tạo như một phần của sự chuẩn bị của anh ta cho tư cách thành viên của nhóm. Thứ hai, chúng không phải về nguyên lí không thể phân tích được. Ngược lại, hiện nay tôi đang thử nghiệm một chương trình máy tính được thiết kế để khảo sát các tính chất của chúng ở mức sơ đẳng.
Về chương trình đó tôi sẽ không có gì để nói ở đây,12 song thậm chí việc nhắc đến nó phải nêu rõ vấn đề cốt yếu nhất của tôi. Khi tôi nói về tri thức được gắn trong các mẫu dùng chung, tôi không nhắc đến một phương thức hiểu biết ít có hệ thống hay ít có thể phân tích được hơn tri thức được gắn trong các quy tắc, các qui luật, hay các tiêu chuẩn nhận diện. Thay vào đó tôi nghĩ đến một cách hiểu biết, cách bị hiểu sai nếu được dựng lại dưới dạng các quy tắc đầu tiên được trừu tượng hoá từ các mẫu và sau đó hoạt động thay cho chúng. Hoặc, diễn đạt cùng điểm đó một cách khác đi, khi tôi nói về nhận được từ các mẫu năng lực để nhận ra một tình huống cho trước giống như tình huống nào đó và không giống các tình huống khác mà ta đã nhìn thấy trước đó, tôi không gợi ý một quá trình không có khả năng giải thích được hoàn toàn một cách tiềm năng dưới dạng cơ chế neuron-não. Thay vào đó tôi cho rằng sự giải thích đó, do bản chất của nó, sẽ không giải đáp cho câu hỏi, “Tương tự đối với cái gì?” Câu hỏi đó là một yêu cầu đối với một quy tắc, trong trường hợp này đối với các tiêu chuẩn theo đó các tình huống cá biệt được nhóm lại vào các tập giống nhau, và tôi lí lẽ rằng sự cám dỗ để tìm kiếm các tiêu chuẩn (hay chí ít một tập đầy đủ) phải bị kháng cự trong trường hợp này. Nó, tuy vậy, không là hệ thống mà là một loại hệ thống cá biệt mà tôi phản đối.
Để cho điểm đó nội dung, tôi phải lạc đề một chút. Cái tiếp theo có vẻ hiển nhiên đối với tôi bây giờ, nhưng sự cầu viện liên tục trong văn bản gốc của tôi đến các lối nói như “thế giới thay đổi” gợi ý rằng nó đã không luôn là vậy. Nếu hai người đứng ở cùng chỗ và nhìn chằm chằm vào cùng hướng, dưới ảnh hưởng của thuyết duy ngã, ta phải kết luận rằng họ nhận được các kích thích giống sát nhau. (Nếu cả hai cùng để mắt mình vào một chỗ, các kích thích sẽ y hệt nhau). Song người ta không nhìn thấy các kích thích; hiểu biết của chúng ta về chúng mang tính lí thuyết và trừu tượng cao. Thay vào đó họ có cảm giác, và ta không hề bị ép buộc để giả sử rằng các cảm giác của hai người nhìn của chúng ta là như nhau. (Những người hay hoài nghi có thể nhớ rằng không ở đâu nhận ra sự mù màu cho đến khi John Dalton mô tả nó năm 1794). Ngược lại, nhiều xử lí thần kinh xảy ra giữa việc nhận một kích thích và sự biết một cảm giác. Giữa vài thứ mà chúng ta biết về nó với sự chắc chắn là: các kích thích rất khác nhau có thể tạo ra cùng cảm giác; cùng kích thích có thể tạo ra các cảm giác khác nhau; và cuối cùng, đường từ kích thích đến cảm giác một phần bị điều kiện hoá bởi sự giáo dục. Các cá nhân lớn lên trong các xã hội khác nhau ứng xử trong một số dịp cứ như họ nhìn thấy các thứ khác nhau. Nếu giả như chúng ta không bị cám dỗ đi đồng nhất các kích thích với các cảm giác một-đốimột, chúng ta có thể nhận ra rằng họ thực sự làm thế.
Bây giờ lưu ý là hai nhóm, các thành viên của chúng có các cảm giác khác nhau một cách có hệ thống khi nhận được cùng các kích thích, theo nghĩa nào đó, có sống trong các thế giới khác nhau. Ta thừa nhận sự tồn tại của các kích thích để giải thích năng lực tri giác của chúng ta về thế giới, và ta thừa
nhận tính không biến đổi của chúng để tránh cả thuyết duy ngã cá nhân lẫn xã hội. Tôi không có chút dè dặt nào về cả hai sự thừa nhận. Nhưng thế giới của chúng ta lúc đầu được cư trú không bởi các kích thích mà bởi các đối tượng của các cảm giác của chúng ta, và những cái này không nhất thiết là như nhau, từ cá nhân sang cá nhân hay từ nhóm sang nhóm. Tất nhiên, ở chừng mực các cá nhân thuộc về cùng nhóm và như thế có chung sự giáo dục, ngôn ngữ, kinh nghiệm, và văn hoá, chúng ta có lí do chính đáng để giả sử rằng các cảm giác của họ là như nhau. Khác đi thì làm sao chúng ta hiểu được tính đầy đủ của sự liên lạc của họ và tính cộng đồng của các đáp ứng cư xử của họ đối với môi trường của họ? Họ phải nhìn thấy các thứ, xử lí các kích thích, về cơ bản theo cùng cách. Song ở nơi sự phân biệt và chuyên môn hoá của các nhóm bắt đầu, ta không có chứng cớ tương tự cho tính không thay đổi của cảm giác. Chỉ có chủ nghĩa địa phương cục bộ, tôi nghi, khiến chúng ta đi giả sử rằng con đường từ các kích thích đến cảm giác là như nhau cho các thành viên của mọi nhóm.
Bây giờ quay sang các mẫu và các quy tắc, cái tôi đã thử gợi ý, theo cách dù sơ bộ đến đâu, là thế này. Một trong những kĩ thuật cơ bản theo đó các thành viên của một nhóm, bất luận cả một nền văn hoá hay một cộng đồng nhỏ của các nhà chuyên môn bên trong nó, học để nhìn thấy cùng các thứ khi đối mặt với cùng các kích thích, là được cho thấy các ví dụ về các tình huống mà các bậc tiền bối của họ trong nhóm đã học được rồi để nhìn các loại tình huống khác như giống nhau và như khác nhau. Các tình huống giống nhau này có thể là các trình diễn giác quan liên tiếp của cùng một cá nhân – thí dụ người mẹ, người cuối cùng được nhận ra khi nhìn như bà vốn là và như khác với bố hay chị. Chúng có thể là các trình diễn về các thành viên của các họ tự nhiên, thí dụ một mặt của các thiên nga và mặt khác của các con ngỗng. Hoặc chúng có thể, đối với các thành viên của các nhóm chuyên biệt hơn, như thí dụ về tình huống Newtonian, tức là, các tình huống giống nhau dưới sự lệ thuộc vào một phiên bản của dạng biểu tượng f = ma và là những cái khác với các tình huống mà các phác hoạ-qui luật của quang học áp dụng chẳng hạn.
Thừa nhận lúc này rằng cái gì đó thuộc loại này có xảy ra. Chúng ta phải nói rằng cái đã nhận được từ các mẫu là các quy tắc và năng lực để dùng chúng? Mô tả đó là cám dỗ bởi vì việc chúng ta nhìn một tình huống như giống các tình huống chúng ta đã bắt gặp trước đó phải là kết quả của xử lí thần kinh, được chi phối hoàn toàn bởi các qui luật vật lí và hoá học. Theo nghĩa này, một khi chúng ta đã học để làm cái đó, việc nhận ra sự giống nhau phải hoàn toàn có hệ thống như việc đập của tim chúng ta. Nhưng chính sự tương tự đó gợi ý rằng sự nhận ra cũng có thể là không chủ ý, một quá trình trên đó chúng ta không có sự kiểm soát nào. Nếu thế, thì chúng ta có thể không hình dung nó một cách thoả đáng như cái gì đó mà chúng ta cai quản bằng áp dụng các quy tắc và các tiêu chuẩn. Nói về nó dưới dạng đó ngụ ý rằng chúng ta có tiếp cận đến các lựa chọn khả dĩ, rằng chúng ta có thể, thí dụ, đã
không tuân theo một quy tắc, hay dùng sai một tiêu chuẩn, hay đã thử nghiệm cách khác nào đó về nhìn.13 Đó, tôi cho là, đúng các loại việc chúng ta không thể làm.
Hoặc, chính xác hơn, đó là các thứ chúng ta không thể làm cho đến sau khi chúng ta đã có một cảm giác, đã lĩnh hội được cái gì đó. Sau đó chúng ta thường tìm kiếm các tiêu chuẩn và đưa chúng vào dùng. Rồi chúng ta có thể tiến hành diễn giải, một quá trình cân nhắc theo đó chúng ta lựa chọn giữa các khả năng khả dĩ như chúng ta làm trong bản thân tri giác. Có lẽ, thí dụ, có cái gì đó kì cục về cái ta đã thấy (nhớ lại các con bài dị thường). Rẽ một góc phố chúng ta thấy mẹ bước vào một cửa hàng ở trung tâm thành phố vào lúc chúng ta nghĩ bà ở nhà. Suy ngẫm người chúng ta vừa nhìn thấy đột nhiên chúng ta kêu lên, “Đó không phải là mẹ, vì bà có tóc đỏ!” Bước vào cửa hàng chúng ta lại nhìn người phụ nữ và chẳng thể hiểu làm sao lại có thể coi bà ta là mẹ. Hay, có lẽ chúng ta thấy lông đuôi của một con chim nước ăn ở đáy một hồ nông. Nó là một con thiên nga hay một con ngỗng? Chúng ta suy ngẫm cái chúng ta đã nhìn thấy, so sánh trong óc lông đuôi với lông đuôi của các con thiên nga và ngỗng mà chúng ta đã thấy trước đó. Hay, có lẽ, do là nguyên-nhà khoa học, chúng ta đơn giản muốn biết đặc trưng chung nào đó (độ trắng của thiên nga chẳng hạn) của các thành viên của một họ tự nhiên chúng ta có thể dễ nhận ra. Lại thế, chúng ta suy ngẫm cái chúng ta đã nhận biết trước đây, tìm cái các thành viên của một họ cho trước cùng có chung.
Đấy đều là các quá trình cân nhắc, và trong chúng chúng ta có tìm và triển khai các tiêu chuẩn và quy tắc. Tức là, chúng ta thử diễn giải các cảm giác đã có sẵn rồi, thử phân tích cái được cho trước đối với chúng ta. Dù chúng ta làm điều đó ra sao, quá trình liên quan phải cuối cùng là quá trình thần kinh, và chúng vì thế được chi phối bởi cùng các qui luật vật lí-hoá học một mặt chi phối sự tri giác và mặt khác chi phối sự đập của trái tim chúng ta. Nhưng sự thực rằng hệ thống tuân theo cùng các qui luật ở cả ba trường hợp không cho lí do để giả sử rằng bộ máy thần kinh của chúng ta được lập trình để hoạt động theo cách như nhau trong diễn giải như trong tri giác hay trong cả hai như trong sự đập của tim chúng ta. Vì thế trong cuốn sách này cái tôi đã phản đối là sự cố gắng, là truyền thống kể từ Descartes nhưng không trước đó, để phân tích tri giác như một quá trình diễn giải, như một phiên bản vô thức của cái ta làm sau khi chúng ta đã tri giác.
Cái làm cho tính toàn vẹn của tri giác đáng nhấn mạnh, tất nhiên, là rất nhiều kinh nghiệm quá khứ được gắn vào bộ máy thần kinh cái biến đổi các kích thích thành các cảm giác. Một cơ chế tri giác được lập trình thích hợp có giá trị sống sót. Đi nói rằng các thành viên của các nhóm khác nhau có thể có các tri giác khác nhau khi đối mặt với cùng các kích thích không ngụ ý rằng họ có thể có bất cứ tri giác nào. Trong nhiều hoàn cảnh một nhóm không biết phân biệt chó sói với chó có thể không tồn tại. Một nhóm các nhà vật lí hạt nhân ngày nay cũng chẳng thể tồn tại như các nhà khoa học nếu không có
khả năng nhận ra các vết của các hạt alpha và các electron. Chính bởi vì rất ít cách nhìn sẽ thích hợp đến mức những cách đã chịu được các thử thách về sử dụng nhóm là đáng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời, chính bởi vì chúng được lựa chọn để thành công trải qua thời kì lịch sử mà chúng ta phải nói về kinh nghiệm và tri thức về tự nhiên được gắn vào con đường kích thích-đến-cảm giác.
Có lẽ ‘tri thức’ là từ sai, nhưng có các lí do để dùng nó. Cái được gắn vào quá trình thần kinh, quá trình biến đổi các kích thích thành cảm giác có các đặc trưng sau: nó được chuyển giao thông qua giáo dục; bằng thử, nó được thấy là có kết quả hơn các đối thủ cạnh tranh lịch sử của nó trong môi trường thịnh hành của một nhóm; và, cuối cùng, nó phải thay đổi cả qua giáo dục thêm và qua sự khám phá ra những sự không thích hợp với môi trường. Đó là các đặc trưng của tri thức, và chúng giải thích vì sao tôi dùng từ này. Nhưng nó là cách dùng kì lạ, vì thiếu một đặc trưng khác. Chúng ta không có tiếp cận trực tiếp đến cái chúng ta biết, không có các quy tắc hay khái quát hoá mà với chúng, ta có thể bày tỏ tri thức này. Các quy tắc có thể cung cấp sự tiếp cận đó sẽ nhắc đến các kích thích chứ không phải các cảm giác, và các kích thích chúng ta có thể biết chỉ thông qua lí thuyết tinh vi. Thiếu nó, tri thức được gắn trong đường đi kích thích-đến-cảm giác vẫn là ngầm ẩn.
Tuy rõ ràng là sơ bộ và không nhất thiết đúng về mọi chi tiết, cái vừa được nói về cảm giác được hiểu theo nghĩa đen. Chí ít nó là một giả thuyết về sự nhìn phải chịu khảo sát thực nghiệm tuy có lẽ không có kiểm tra trực tiếp. Song thảo luận như thế này về sự nhìn và cảm giác ở đây cũng cung cấp các chức năng ẩn dụ như nó làm trong thân bài của cuốn sách. Chúng ta không nhìn thấy các electron, mà đúng hơn thấy các vết hay khác đi các bong bóng hơi nước trong buồng mây. Chúng ta chẳng nhìn thấy các dòng điện chút nào, mà đúng hơn thấy kim của ampe kế hay của dụng cụ đo điện. Thế mà ở các trang trước, đặc biệt ở Mục X, tôi đã cư xử lặp đi lặp lại cứ như là ta có thấy các thực thể lí thuyết như các dòng điện, electron, các trường, cứ như chúng ta đã học để làm vậy từ khảo sát các mẫu tương tự, và cứ như trong cả các trường hợp này nữa sẽ là sai đi thay việc thảo luận về sự nhìn bằng việc thảo luận về các tiêu chuẩn và diễn giải. Phép ẩn dụ chuyển ‘sự nhìn’ đến các ngữ cảnh như thế này hầu như không là một cơ sở đủ cho các yêu sách như vậy. Về dài hạn sẽ phải loại bỏ nó để ủng hộ một phương thức đàm luận thật sự hơn.
Chương trình máy tính nói đến ở trên bắt đầu đề xuất những cách mà điều đó có thể được thực hiện, song do cả chỗ sẵn có lẫn mức độ hiểu biết hiện thời của tôi không cho phép tôi loại bỏ phép ẩn dụ ở đây.14 Thay vào đó tôi sẽ thử bảo vệ nó một cách ngắn gọn. Nhìn thấy các giọt nước nhỏ hay kim trên một thang chia độ là kinh nghiệm giác quan sơ đẳng cho người không quen với các buồng mây và các ampe kế. Nó như thế đòi hỏi sự suy ngẫm, phân tích, và diễn giải (hoặc khác đi sự can thiệp của uy
quyền bên ngoài) trước khi có thể rút ra kết luận về các điện tử hay dòng điện. Song vị thế của người đã học về các công cụ này và có nhiều kinh nghiệm mẫu với chúng là rất khác, và có các sự khác biệt