Một hệ quả của lập trường vừa được phác hoạ đã đặc biệt gây bực mình cho một số các nhà phê bình của tôi.18 Họ thấy quan điểm của tôi mang tính tương đối, đặc biệt như nó được trình bày ở mục cuối của cuốn sách này. Các nhận xét của tôi về việc dịch nêu bật các lí do cho thay đổi. Những người đề xuất các lí thuyết khác là giống các thành viên của các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá khác. Thừa nhận sự tương tự gợi ý rằng theo nghĩa nào đó cả hai nhóm có thể đều đúng. Áp dụng cho văn hoá và sự phát triển của nó, lập trường đó có tính tương đối.
Nhưng áp dụng cho khoa học nó có thể không vậy, và trong bất cứ trường hợp nào nó còn xa thuyết tương đối đơn thuần về khía cạnh mà các nhà phê bình đã không thấy. Coi như một nhóm hay trong các nhóm, những người thực hành một khoa học đã phát triển, tôi đã lí lẽ, về cơ bản là những người giải câu đố. Tuy các giá trị mà họ triển khai tại các thời kì chọn-lí thuyết bắt nguồn từ các khía cạnh khác nữa của công việc của họ, khả năng được biểu lộ để nêu lên và giải các câu đố do tự nhiên đưa ra, trong trường hợp xung đột giá trị, là tiêu chuẩn chi phối cho hầu hết các thành viên của một nhóm khoa học. Giống bất cứ giá trị nào khác, năng lực giải-câu đố tỏ ra lập lờ trong áp dụng. Hai người chia sẻ nó tuy nhiên có thể có các đánh giá khác nhau mà họ rút ra từ việc dùng nó. Nhưng ứng xử của một cộng đồng làm cho nó hơn hẳn sẽ là rất khác với ứng xử của một cộng đồng không làm được thế.
Trong các khoa học, tôi tin, giá trị cao được ban cho năng lực giải-câu đố có các hệ quả sau.
Hãy tưởng tượng một cây tiến hoá đại diện cho sự phát triển của các chuyên ngành khoa học hiện đại từ các gốc chung của chúng, thí dụ, từ triết học tự nhiên và nghề thủ công. Một đường vạch đến cây đó, không bao giờ quay ngược lại, từ thân đến đỉnh của một nhánh nào đó sẽ lần vết sự kế tiếp của các lí thuyết liên quan bởi dòng dõi. Xét bất cứ hai lí thuyết như vậy, chọn từ điểm không quá gần gốc, phải là dễ để phác hoạ một danh mục các tiêu chuẩn cho phép một nhà quan sát không bị ràng buộc phân biệt lí thuyết sớm hơn khỏi lí thuyết gần đây hơn hết lần này đến lần khác. Giữa [các tiêu chuẩn] hữu ích nhất có: độ chính xác của tiên đoán, đặc biệt của tiên đoán định lượng; sự cân đối giữa các chủ đề bí truyền và hàng ngày; và số các vấn đề khác nhau được giải. Ít hữu ích hơn cho mục đích này, tuy cũng là các nhân tố quyết định quan trọng của đời sống khoa học, là các giá trị như tính đơn giản, phạm vi, và tính tương thích với các chuyên ngành khác. Các danh mục đó vẫn chưa là các danh mục cần đến, song tôi không có nghi ngờ nào rằng chúng có thể được hoàn tất. Nếu chúng có thể, thì sự phát triển khoa học là một quá trình theo một hướng duy nhất và không thể đảo ngược như sự phát triển sinh học. Các lí thuyết khoa học muộn hơn là tốt hơn các lí thuyết sớm hơn để giải các câu đố trong các môi trường thường khá khác với môi trường chúng được dùng. Đó không phải là một lập trường của người theo thuyết tương đối, và nó bày tỏ ý nghĩa trong đó tôi là một tín đồ tin chắc vào tiến bộ khoa học.
So với quan niệm về tiến bộ thịnh hành nhất giữa cả các nhà triết học khoa học lẫn dân thường, tuy vậy, lập trường này thiếu một yếu tố căn bản. Một lí thuyết khoa học thường được cảm thấy là tốt hơn các lí thuyết tiền bối của nó không chỉ theo nghĩa nó là một công cụ tốt hơn cho khám phá ra và giải các câu đố mà cả bởi vì bằng cách nào đó nó là một trình bày tốt hơn của cái tự nhiên thực sự giống như. Người ta thường nghe là các lí thuyết kế tiếp nhau luôn luôn tiến triển gần hơn, hay xấp xỉ ngày càng gần hơn, đến chân lí. Hình như các khái quát hoá giống thế nhắc không đến các lời giải câu đố và các tiên đoán cụ thể suy ra từ một lí thuyết mà đúng hơn đến bản thể học của nó, tức là, đến sự phù hợp giữa các thực thể mà chúng được lí thuyết đưa đến cư trú trong tự nhiên và những cái “thực sự có ở đó”.
Có lẽ có cách khác nào đó để cứu quan niệm về ‘chân lí’ cho việc áp dụng đối với tất cả các lí thuyết, song cách này sẽ không làm được. Tôi nghĩ, không có cách độc lập với lí thuyết để dựng lại những lối nói như ‘thực sự có ở đó’; quan niệm về một sự phù hợp giữa bản thể học của lí thuyết và bản đối chiếu ‘thực’ của nó trong tự nhiên bây giờ đối với tôi có vẻ hão huyền về nguyên lí. Ngoài ra, với tư cách một sử gia, tôi bị ấn tượng với sự đáng ngờ của quan điểm này. Thí dụ, tôi không nghi ngờ rằng cơ học Newton cải thiện cơ học Aristotle và cơ học Einstein cải thiện cơ học Newton như các công
cụ cho giải câu đố. Nhưng tôi không thể thấy hướng nhất quán nào của sự phát triển bản thể học trong sự kế tiếp của chúng. Ngược lại, trong một số, tuy không hề trong tất cả, khía cạnh quan trọng, thuyết tương đối rộng của Einstein gần với cơ học Aristotle hơn cả hai lí thuyết này so với cơ học Newton. Tuy sự cám dỗ để mô tả lập trường đó như có tính tương đối là có thể hiểu được, sự mô tả đối với tôi có vẻ sai. Ngược lại, nếu lập trường là tương đối, tôi không thể thấy rằng nhà theo thuyết tương đối mất bất cứ gì cần đến để giải thích bản chất và sự phát triển của các khoa học.