Cái vừa được nói cung cấp một cơ sở để làm rõ một khía cạnh nữa của cuốn sách: các nhận xét của tôi về tính không thể so sánh và các hệ quả của nó cho các nhà khoa học tranh cãi sự lựa chọn giữa các lí thuyết kế tiếp.15 Trong các Mục X và XII tôi đã lí lẽ rằng các bên của các tranh cãi như vậy chắc hẳn nhìn một cách khác nhau số nào đó của các tình huống thực nghiệm hay quan sát mà cả hai đều trông cậy vào. Tuy nhiên, vì từ vựng theo đó họ thảo luận các tình huống như vậy bao gồm chủ yếu các thuật ngữ như nhau, họ phải gắn một số các từ đó cho tự nhiên một cách khác nhau, và sự truyền thông [liên lạc] của họ chắc hẳn chỉ là một phần. Kết quả là, tính ưu việt của một lí thuyết đối với lí thuyết khác là cái gì đó không thể được chứng minh trong tranh cãi. Thay vào đó, tôi đã nhấn mạnh, mỗi bên phải thử, bằng thuyết phục, cải biến bên kia. Chỉ các nhà triết học đã hiểu sai ý định của các phần này của lí lẽ của tôi. Một số họ, tuy vậy, đã nói rằng tôi tin điều sau:16 Những người đề xuất các lí thuyết không thể so sánh không thể liên lạc với nhau chút nào; kết quả là, trong một tranh cãi về chọn-lí thuyết, không thể có viện dẫn đến các lí do chính đáng; thay vào đó lí thuyết phải được chọn vì các lí do cuối cùng mang tính cá nhân và chủ quan; một loại tổng giác huyền bí nào đó chịu
trách nhiệm về quyết định thực sự đạt được. Hơn bất cứ phần khác nào của cuốn sách, các đoạn trong đó những sự hiểu sai này dựa vào đã chịu trách nhiệm về các lời buộc tội về tính phi duy lí.
Đầu tiên hãy xem xét các nhận xét của tôi về chứng minh. Điểm mà tôi đã thử đưa ra là điểm đơn giản, quen thuộc từ lâu trong triết học khoa học. Các tranh luận về chọn-lí thuyết không thể sắp đặt vào một dạng hoàn toàn giống với chứng minh logic hay toán học. Trong chứng minh sau, các tiền đề và các quy tắc suy diễn được quy định ngay từ đầu. Nếu có sự bất đồng về các kết luận, các bên tranh luận có thể truy lại các bước của mình từng bước một, kiểm tra mỗi bước với quy định trước. Khi kết thúc quá trình đó một bên hay bên kia phải thừa nhận rằng mình đã phạm một sai lầm, vi phạm quy tắc đã được chấp nhận trước. Sau sự thú nhận đó anh ta không có gì để trông cậy, và chứng minh của đối thủ của anh ta sau đó là thuyết phục. Chỉ nếu hai bên phát hiện ra rằng thay vào đó họ khác nhau về ý nghĩa hay về việc dùng các qui tắc đã được quy định, rằng sự thống nhất trước của họ không cung cấp đủ cơ sở cho chứng minh, thì tranh luận mới tiếp tục ở dạng nó chắc hẳn có trong các cuộc cách mạng khoa học. Tranh luận đó là về các tiền đề, và sự trông cậy của nó là đối với sự thuyết phục như một khúc dạo đầu cho khả năng chứng minh.
Không gì về luận đề tương đối đơn giản đó ngụ ý hoặc rằng không có các lí do chính đáng để được thuyết phục hay rằng các lí do đó không có tính quyết định cuối cùng cho nhóm. Nó thậm chí cũng không ngụ ý rằng các lí do để chọn là khác với các lí do thường được các nhà triết học khoa học liệt kê ra: tính chính xác, tính đơn giản, tính có kết quả, và những cái giống thế. Cái nó phải gợi ý, tuy vậy, là các lí do như vậy hoạt động như các giá trị và như thế chúng có thể được những người nhất trí tôn trọng chúng dùng theo cách khác nhau, một cách cá nhân hay tập thể. Nếu hai người không đồng ý, chẳng hạn, về tính hiệu quả tương đối của các lí thuyết của họ, hoặc nếu họ đồng ý về điều đó song bất đồng về tầm quan trọng tương đối của tính hiệu quả và, thí dụ, về quy mô trong đạt đến một lựa chọn, chẳng ai có thể bị kết tội phạm một sai lầm. Cũng chẳng ai là phi khoa học cả. Không có thuật giải trung lập nào cho lựa chọn lí thuyết, không có thủ tục có hệ thống nào, dùng một cách thích hợp, phải dẫn mỗi cá nhân trong nhóm đến cùng quyết định. Theo nghĩa này chính cộng đồng của các nhà chuyên môn hơn là cá nhân các thành viên của nó đưa ra quyết định thật sự. Để hiểu vì sao khoa học phát triển như nó phát triển, ta không cần phải làm sáng tỏ chi tiết tiểu sử và tính cách cái dẫn mỗi cá nhân đến một lựa chọn cá biệt, tuy chủ đề đó cực kì quyến rũ. Cái ta phải hiểu, tuy vậy, là cách theo đó một tập cá biệt của các giá trị chung tương tác với các kinh nghiệm cá biệt được cộng đồng các nhà chuyên môn chia sẻ để đảm bảo rằng hầu hết thành viên của nhóm cuối cùng sẽ tìm thấy một tập các lí lẽ hơn là tập khác có tính quyết định.
Quá trình đó là sự thuyết phục, song nó đưa ra một vấn đề sâu hơn. Hai người quan sát cùng tình huống một cách khác nhau tuy nhiên dùng cùng từ vựng khi thảo luận nó phải dùng các từ một cách khác nhau. Tức là, họ nói từ cái tôi đã gọi là các quan điểm không so sánh được. Làm sao họ có thể thậm chí hi vọng nói chuyện với nhau ít hơn nhiều để có sức thuyết phục. Ngay cả một câu trả lời sơ bộ cho câu hỏi đó đòi hỏi sự định rõ thêm về bản chất khó khăn, Tôi cho rằng, chí ít một phần, nó có dạng sau.
Thực hành khoa học thông thường phụ thuộc vào năng lực, nhận được từ các mẫu, để nhóm các đối tượng và các tình huống vào các tập giống nhau có tính nguyên thuỷ theo nghĩa sự nhóm lại được tiến hành mà không có một câu trả lời cho câu hỏi, “Giống với cái gì?” Một khía cạnh chính của bất cứ cách mạng nào, khi đó, là một số quan hệ giống nhau thay đổi. Các đối tượng được nhóm vào cùng tập trước đây được nhóm vào các tập khác sau đó và ngược lại. Hãy nghĩ về mặt trời, mặt trăng, sao Hoả, và trái đất trước và sau Copernicus; về rơi tự do, con lắc, và chuyển động hành tinh trước và sau Galileo; hay về các muối, các hợp kim, và sulphur-sắt sắp xếp trộn lẫn trước và sau Dalton. Vì hầu hết các đối tượng bên trong thậm chí các tập đã thay đổi tiếp tục được nhóm lại với nhau, tên của các tập thường được duy trì. Tuy nhiên, sự chuyển một tập con thường là phần của một sự thay đổi quyết định trong mạng lưới của các tương tác giữa chúng. Chuyển các kim loại từ tập các hợp chất sang tập của các nguyên tố đóng một vai trò căn bản trong sự nổi lên của một lí thuyết mới về sự cháy, về tính axít, và về sự kết hợp vật lí và hoá học. Nhanh và không ồn ào những thay đổi đó đã lan ra toàn bộ hoá học. Không ngạc nhiên, vì thế, khi những sự phân bổ lại như thế xảy ra, hai người mà sự thuyết trình của họ trước đây được tiến hành với sự hiểu biết hình như hoàn toàn có thể đột nhiên thấy mình đáp lại cùng kích thích với những mô tả và khái quát hoá không tương thích. Các khó khăn đó sẽ không được cảm thấy ở tất cả các lĩnh vực của thậm chí thuyết trình khoa học của họ, nhưng chúng sẽ xảy ra và sau đó sẽ tụm lại dày đặc nhất xung quanh các hiện tượng mà trên đó sự lựa chọn lí thuyết phụ thuộc chủ yếu vào.
Các vấn đề như vậy, tuy đầu tiên chúng trở thành rõ rệt trong truyền thông, không chỉ mang tính ngôn ngữ, và chúng không thể được giải quyết đơn giản bằng quy định các định nghĩa của các thuật ngữ gây rắc rối. Bởi vì các từ mà xung quanh đó các khó khăn tụ lại đã được học một phần từ ứng dụng trực tiếp cho các mẫu, những người tham gia trong một sự sụp đổ truyền thông không thể nói, “tôi dùng từ ‘nguyên tố’ (hay ‘hỗn hợp’, hay ‘hành tinh’, hay ‘chuyển động không bị ràng buộc’) theo các cách xác định bởi các tiêu chuẩn sau”. Tức là, họ không thể viện đến một ngôn ngữ trung lập mà cả hai dùng theo cùng cách và thích hợp cho sự phát biểu của cả hai lí thuyết của họ hay thậm chí của các hệ quả thực nghiệm của cả hai lí thuyết đó. Một phần của sự khác biệt là có trước việc dùng ngôn ngữ trong đó nó tuy nhiên được phản ánh.
Những người trải nghiệm những sự sụp đổ truyền thông như vậy, tuy vậy, phải có sự cầu viện nào đó. Các kích thích ảnh hưởng đến họ là như nhau. Bộ máy thần kinh chung của họ cũng thế, cho dù được lập trình khác nhau đến đâu. Hơn nữa, trừ trong một lĩnh vực nhỏ, nếu hoàn toàn quan trọng, về kinh nghiệm thậm chí sự lập trình thần kinh của họ phải là rất gần như nhau, vì họ có chung lịch sử, trừ quá khứ gần nhất. Kết quả là, cả thế giới hàng ngày của họ lẫn hầu hết thế giới khoa học và ngôn ngữ của họ là chung. Căn cứ vào ngần ấy cái chung, họ phải có khả năng để tìm ra rất nhiều về họ khác nhau ra sao. Các kĩ thuật cần đến, tuy vậy, là không dễ hiểu, hay thoải mái, hay là phần của kho vũ khí thông thường của nhà khoa học. Các nhà khoa học hiếm khi thừa nhận chúng cho đúng cái chúng là, và họ hiếm khi dùng chúng lâu hơn cần thiết để gây ra sự cải biến hay thuyết phục bản thân họ rằng nó sẽ không đạt được.
Diễn đạt ngắn gọn, cái mà những người tham gia trong một sự sụp đổ truyền thông có thể làm là đi nhận ra nhau như các thành viên của các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau và sau đó trở thành những người phiên dịch.17 Coi những khác biệt giữa các thuyết trình trong nội bộ và giữa các nhóm của riêng họ như một chủ đề nghiên cứu, đầu tiên họ có thể thử phát hiện ra các từ hay các cụm từ, được dùng không có vấn đề gì bên trong mỗi cộng đồng, tuy nhiên là các tụ điểm rắc rối cho các thảo luận giữa các nhóm. (Các cụm từ không gây ra khó khăn nào như vậy có thể được dịch một cách đồng âm). Sau khi đã cô lập các lĩnh vực như vậy về khó khăn trong truyền thông khoa học, tiếp theo họ có thể phải dùng đến các từ vựng dùng chung thường ngày của họ trong một nỗ lực thêm để làm sáng tỏ các rắc rối. Tức là, mỗi người có thể thử khám phá ra người khác nhìn thấy và nói cái gì khi được trình diễn với một kích thích mà đáp ứng bằng lời của riêng anh ta sẽ là khác. Nếu họ có thể kìm đủ không giải thích ứng xử dị thường như hậu quả của sự sai lầm hay điên rồ đơn thuần, với thời gian họ có thể trở thành các nhà tiên đoán rất tốt về ứng xử của nhau. Mỗi người sẽ học để phiên dịch lí thuyết của người khác và các hậu quả của nó sang ngôn ngữ của chính mình và đồng thời mô tả thế giới mà lí thuyết đó áp dụng bằng ngôn ngữ của riêng mình. Đó là cái nhà sử học khoa học thường xuyên làm (hay phải làm) khi đối phó với các lí thuyết khoa học lỗi thời.
Vì sự dịch, nếu theo đuổi, cho phép những người tham gia trong một sụp đổ truyền thông để trải nghiệm lây cùng người khác cái gì đó về giá trị và thiếu sót của quan điểm của nhau, nó là một công cụ hiệu nghiệm cho cả sự thuyết phục lẫn cải biến. Nhưng thậm chí sự thuyết phục không nhất thiết thành công, và, nếu thành công, không cần sự cải biến phải đi kèm hay đi theo. Hai kinh nghiệm là không như nhau, một sự phân biệt quan trọng mà tôi nhận ra hoàn toàn chỉ mới đây.
Đi thuyết phục ai đó, tôi hiểu, là khiến anh ta tin rằng quan điểm của mình ưu việt hơn và vì thế phải thay thế quan điểm riêng của anh ta. Ngần ấy đôi khi đạt được mà không cần phải nhờ cậy đến bất cứ cái gì giống sự phiên dịch. Thiếu nó nhiều diễn giải và trình bày vấn đề được các thành viên của một nhóm khoa học tán thành sẽ là không rõ ràng cho nhóm khác. Nhưng mỗi cộng đồng ngôn ngữ từ đầu có thể thường tạo ra vài kết quả nghiên cứu cụ thể mà, tuy có thể mô tả bằng các câu được cả hai nhóm hiểu theo cùng cách, thế nhưng không thể được giải thích bởi cộng đồng khác bằng các thuật ngữ riêng của nó. Nếu quan điểm mới tồn tại được một thời gian và tiếp tục có kết quả, các kết quả nghiên cứu có thể diễn đạt bằng lời theo cách này chắc sẽ tăng về số lượng. Đối với một số người riêng các kết quả như vậy sẽ có tính quyết định. Họ có thể nói: tôi không biết những người đề xuất quan điểm mới thành công thế nào, song tôi phải học; bất luận họ làm gì, nó rõ ràng đúng. Phản ứng đó đến đặc biệt dễ từ những người vừa mới vào nghề, vì họ vẫn chưa thu được từ vựng và các cam kết đặc biệt của cả hai nhóm.
Các lí lẽ có thể phát biểu bằng từ vựng mà cả hai nhóm dùng theo cùng cách, tuy vậy, là thường không quyết định, không chí ít cho đến một giai đoạn rất muộn trong tiến triển của các quan điểm đối lập. Giữa những người đã được kết nạp vào nghề rồi, ít người sẽ được thuyết phục mà không nhờ đến các so sánh mở rộng hơn do việc dịch cho phép. Tuy cái giá thường là các câu rất dài và phức tạp (hãy nghĩ về tranh cãi Proust-Berthollet được tiến hành mà không nhờ đến thuật ngữ ‘nguyên tố’), nhiều kết quả nghiên cứu thêm có thể được dịch từ ngôn ngữ của một cộng đồng sang của cộng đồng khác. Vả lại, khi việc dịch tiếp diễn một số thành viên của mỗi cộng đồng cũng có thể hiểu lây làm sao một phát biểu trước kia khó hiểu lại có thể có vẻ là một giải thích cho các thành viên của nhóm đối lập. Sự sẵn có các kĩ thuật như thế này, tất nhiên, không đảm bảo cho sự thuyết phục. Đối với đa số người, phiên dịch là một quá trình đe doạ, và nó hoàn toàn xa lạ với khoa học thông thường. Các phản-lí lẽ, trong mọi trường hợp, là luôn sẵn có, và không quy tắc nào quy định phải đạt cân đối ra sao. Tuy nhiên, khi lí lẽ chồng lên lí lẽ và khi thách thức này sau thách thức kia được thoả mãn, cuối cùng chỉ có sự ương ngạnh mù quáng mới giải thích cho sự kháng cự tiếp tục.
Trong trường hợp đó, một khía cạnh thứ hai của việc dịch, quen biết từ lâu đối với cả các sử gia lẫn các nhà ngôn ngữ, trở nên cực kì quan trọng. Đi dịch một lí thuyết hay thế giới quan sang ngôn ngữ của mình không phải là biến nó thành của riêng mình. Vì người đó phải hoà nhập với người bản xứ, khám phá ra cái người ta nghĩ và làm trong, không đơn giản dịch từ, một ngôn ngữ trước đây là xa lạ. Sự chuyển đổi đó, tuy vậy, không phải là một sự chuyển đổi mà một cá nhân có thể làm hay kiềm chế không làm bằng sự cân nhắc và lựa chọn, cho dù các lí do của anh ta có chính đáng đến đâu để làm vậy. Thay vào đó, tại điểm nào đó trong quá trình học dịch, anh ta thấy rằng sự chuyển đổi đã xảy ra, rằng anh ta đã lẻn vào ngôn ngữ mới mà không có một quyết định đã được đưa ra. Hay khác đi, giống
nhiều người đầu tiên bắt gặp, chẳng hạn, thuyết tương đối hay cơ học lượng tử ở tuổi trung niên, anh ta thấy bản thân mình hoàn toàn được thuyết phục về quan điểm mới nhưng tuy nhiên không có khả năng