Quan hệ giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: "Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước" pptx (Trang 35 - 36)

II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay

1. Giai đoạn thực hiện Nghị định 29/CP (12/5/199 5 30/1/1998)

1.1. Quan hệ giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng.

Cơ cấu giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng có một sự chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn trong khu vực doanh nghiệp do TƯ quản lý, chỉ có 2 dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi chiếm 5,7% tổng số dự án do TƯ quản lý được cấp Giấy

chứng nhận ưu đãi đầu tư. Còn số dự án đầu tư mới được cấp ưu đãi do địa phương quản lý tuy tỷ trọng thấp hơn so với các dự án đầu tư mở rộng nhưng khoảng cách giữa giữa chúng chênh lệch không đáng kể - chiếm 45,2% của tổng số dự án đầu tư được ưu đãi ở địa phương. Mặc dù, số dự án đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ hơn ở cả hai loại cấp quản lý doanh nghiệp nhưng số vốn bình quân ở mỗi dự án đầu tư mới lại lớn hơn nhiều so với dự án đầu tư mở rộng. Thậm chí ở địa phương, với 433 dự án mới đã chiếm 4.483 tỷ

đồng nhưng 495 dự án đầu tư mở rộng chỉ chiếm 2.323,5 tỷ đồng (biểu 3).

Biểu 3: Cơ cấu của dự án đầu tư được ưu đãi và tỷ trọng vốn đầu tư giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng

Đơn vị tính: %

Cấp quản lý doanh nghiệp Cơ cấu dự án đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư

DN cho TW quản lý 100 100

- Đầu tư mới 5,7 2,9

- Đầu tư mở rộng 94,3 97,1

DN do địa phương quản lý 100 100

- Đầu tư mới 45,2 55,8

Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của các Sở KH&ĐT tỉnh/Thành phố và Vụ Doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT năm 1997

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: "Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước" pptx (Trang 35 - 36)