II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay
1. Giai đoạn thực hiện Nghị định 29/CP (12/5/199 5 30/1/1998)
1.3. Về cơ cấu dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư giữa ba miền Bắc Trung Nam.
miền Bắc - Trung - Nam.
Trong 21 tỉnh, thành phố miền Bắc đã có 246 dự án được cấp ưu đãi đầu tư chiếm 26,5% tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp do địa phương quản lý trong cả nước. Điều đáng chú ý ở đây là sự chênh lệch giữa số dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng được cấp ưu đãi đầu tư: số dự án đầu tư mới chỉ chiếm 30% trong tổng số các dự án được cấp ưu đãi đầu tư ở miền Bắc. Tuy nhiên về tỷ trọng vốn đầu tư thì ngược lại, tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư mới là 866,3900 tỷ đồng chiếm 52,3% tổng số vốn đầu tư của dự án được cấp đầu tư ưu chứng nhận ưu đãi đầu tư). Tuy số vốn đầu tư của các dự án của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa lớn (chỉ chiếm 42,5% tổng số vốn đầu tư mở rộng của tỉnh) nhưng đó
cũng là kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự cố gắng, sự quan tâm của các cơ quan chức năng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở địa phương.
Trong tổng số 284 dự án dược cấp ưu đãi đầu tư (với 16 tỉnh có báo cáo) chiếm 30,6% tổng số dự án được cấp ưu đãi dự án cho địa phương quản lý trong cả nước. Đây là khu vực có số dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng được cấp ưu đãi đầu tư tương đối cân bằng (143 dự án đầu tư mới và 141 dự án đầu tư mở rộng). Cũng như các vùng khác, ở đây những dự án đầu tư mới thường có vốn lớn hơn rất nhiều so với những dự án đầu tư mở rộng.
Trong tổng số 284 dự án được cấp ưu đãi đầu tư của miền Trung có 204 dự án là của khu vực kinh tế quốc doanh, chiếm 71,8% số dự án đã cấp ưu đãi đầu tư của khu vực, kinh tế ngoài quốc doanh cấp được 80 dự án chiếm 28,2% tổng số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của vùng. Như vậy cũng giống như miền Bắc, ở miền Trung số dự án được cấp ưu đãi đầu tư nghiêng phần lớn về khu vực quốc doanh. Vì sao lại xảy ra vấn đề đó.
Theo em có 3 lý do:
Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước có điều kiện tiếp cận thông tin về Luật khuyến khích đầu tư trong nước tốt hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ hai: Việc chuẩn bị các dự án đầu tư, các hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cũng như việc hiểu biết các quan hệ hành chính, các cơ quan hành chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh yếu hơn các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba: Trong một chừng mực nhất định, thói quen truyền thống giành phần ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước đây đó có thể hiện ít nhiều. Một số nơi, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực sự chưa thể hiện được uy tín của mình trên thương trường và trong dư luận xã hội thậm chí còn nhiều hiện
tượng kinh doanh chụp dựt, lừa đảo, lừa dối khách hàng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của cán bộ thực hiện công tác ưu đãi đầu tư.
Đồng thời cũng có thể dễ dàng nhận thấy lý do vì sao ở hai khu vực này, số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư dưới hình thức mở rộng nhiều hơn hình thức đầu tư mới. Đó là theo quy định của Nghị định số 29/CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính, những dự án đầu tư chỉ xếp vào loại dự án đầu tư mới nếu dự án đó gắn với việc thành lập mới doanh nghiệp, không kể các trường hợp chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Còn các dự án khác, dù là đầu tư mới hoàn toàn nhưng nếu doanh nghiệp đã thành lập trước ngày Luật KKĐTTN có hiệu lực nhưng nay mới thực hiện hoạt động đầu tư thì được xếp vào diện đầu tư mở rộng. ở đây có sự bất hợp lý, chưa logic: Đối tượng xét cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật KKĐTTN là các dự án đầu tư. Như vậy cái gọi là mới hay mở rộng theo logic là phải gắn với dự án đầu tư chứ không thể gắn với việc thành lập mới hay không thành lập mới doanh nghiệp. Tuy nhiên lý do chính của sự xem xét dự án này hay dự án kia có là dự án đầu tư mới hay là dự án đầu tư mở rộng hay không, chính là ở nội dung ưu đãi của các loại dự án gắn với hình thức đầu tư. Dự án đầu tư mới, Nghị định số 29/CP quy định được hưởng nhiều ưu đãi hơn đầu tư mở rộng. Điều này các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại cho phù hợp với tình hình đất nước và hợp lý hơn.
Miền Nam là nơi có số dự án đầu tư được giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư lớn nhất trong cả nước với 398 dự án, chiếm 42,9% tổng số dự án được cấp ưu đãi đầu tư cho địa phương quản lý trong cả nước, với tổng số vốn đầu tư của các dự án lên tới 3.299,325 tỷ đồng. Điểm khác biệt của khu vực này so với miền Bắc và miền Trung là:
Một là: Số dự án được cấp ưu đãi đầu tư dưới hình thức dự án đầu tư mới chiếm đa số, với tổng số vốn đầu tư lớn hơn hẳn so với số vốn của dự án đầu tư dưới hình thức mở rộng, bằng 70,9% tổng số vốn đầu tư của dự án
được cấp ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp do địa phương quản lý ở các tỉnh miền Nam.
Hai là: Số dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại nhiều hơn số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh (Số dự án của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 59,5% đối với miền Nam trong khi đó ở miền Bắc là 23% và miền Trung chiếm 39% trong tổng số dự án được cấp ưu đãi đầu tư do địa phương quản lý).
ở miền Nam, có nhiều tỉnh đã cấp được số dự án đầu tư ưu đãi vượt con số 30 trong số này phải kể đến tỉnh Trà Vinh đã cấp 98 dự án (đứng đầu cả nước) với 25 dự án đầu tư mới, 73 dự án đầu tư mở rộng của các đối tượng như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh theo nghị định 66-NĐBT.Tổng số vốn đầu tư của 98 dự án này là 21393 triệu đồng trong đó 8812 triệu đồng là vốn tự có của cơ sở và 12581 triệu đồng là vốn vay ưu đãi.Tiếp đến là An giang đã cấp ưu đãi cho 87 dự án. Nhìn chung việc cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư ở các tỉnh phía Nam phần lớn tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.Việc áp dụng các biện pháp đầu tư ưu đãi của các tỉnh phía nam cũng rất đáng quan tâm nghiên cứu để phổ biến kinh nghiệm rộng rãi ra cả nước.