Chính phủ
Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội 2001(Điều 23) và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003( khoản 5, Điều 7): “ Khi xét thấy cần thiết,
Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định”. Với quy định nêu trên có thể thấy rằng hoạt động
giám sát của Quốc hội không chỉ dừng lại ở các hình thức xét báo cáo; chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát hoạt động ban hành văn bản của Chính phủ mà trong quá trình giám sát Quốc hội còn tự cho mình có quyền thành lập Ủy ban lâm thời để giám sát đối với Chính phủ.
Tuy nhiên, trong thực tiễn Quốc hội chưa một lần nào thực hiện các quy định pháp luật thành lập ủy ban lâm thời để giám sát đối với Chính phủ. Thiết nghĩ, những điều đã được quy định trong luật, trải qua thẩm tra, báo cáo và được sự nhất trí của toàn thể đại biểu Quốc hội thì nên được thực hiện, chứ không mang nặng về vấn đề hình thức ban hành ra luật rồi để đấy.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Chính phủ thông qua các hoạt động như: Xét báo cáo; hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội; Hoạt động thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và hoạt động thành lập ủy ban lầm thời. Trong thời gian vừa qua những hoạt động đó đã đạt được những thành quả nhất định, tạo ra sự đổi mới trong hoạt động giám sát, nâng cao vai trò của Quốc hội với vị trí là cơ quan quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém trong hoạt động giám sát của Quốc hội do những nguyên nhân như sau:
+ Thứ nhất, sự yếu kém về năng lực thực hiện chức năng giám sát. Hiện nay, năng lực giám sát của Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm và chuyên trách chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giám sát của Quốc hội. Các đại
biểu không đủ điều kiện thời gian, vật chất và thiếu thông tin, kỹ năng giám sát để thực hiện chức năng giám sát một cách có hiệu quả.
+ Thứ hai, chất lượng của hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu, chưa phát hiện và đề xuất giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, chủ yếu là do phương thức, do năng lực, trình độ, do nể nang, né tránh. Nhiều cơ quan Nhà nước chưa nghiêm túc thực thi pháp luật và cũng chưa thực sự coi trọng hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; do đó có nhiều kiến nghị qua giám sát chưa được thưc sự tập trung xem xét, giải quyết nghiêm túc.
+ Thứ ba, Bộ máy giúp việc của Quốc hội chưa thực sự phát huy hết khả năng để phục vụ cho Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình.
+ Thứ tư, hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội chưa được phân biệt rõ với hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát cũng như hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan của Chính phủ. Do đó, có những lĩnh vực bị chồng chéo, hay trái lại, bị bỏ lửng.
Từ thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Chính phủ, để khắc phục tính hình thức, tăng cường và nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, bảo đảm cho giám sát có hiệu lực, hiệu quả thì cần đẩy mạnh các giải pháp cụ thể sau:
Một là, xây dựng chương trình giám sát đối với hoạt động của Chính phủ hàng năm và từng quý, từng tháng. Chương trình giám sát phải bám sát vào tình hình thực tế đất nước, vào nghị quyết của Quốc hội, vào các văn bản pháp luật và vào từng vấn đề bức xúc đặt ra trong từng giai đoạn, đối với từng lĩnh vực của các Bộ, ngành.
Hai là, kiện toàn các phương thức, hình thức giám sát của Quốc hội Với tính chất giám sát tối cao, các hình thức, phương thức và phương pháp thực hiện quyền giám sát cũng phải được xác định tương xứng với hoạt động giám sát. Hình thức, phương thức và phương pháp giám sát không phù hợp
với tính chất, nội dung của quyền giám sát tối cao như luật quy định thì hiệu lực và hiệu quả hoạt động sẽ không cao, cụ thể:
+ Tại các kỳ họp, nhất là kỳ họp cuối năm Quốc hội cần nâng cao chất lượng xét báo cáo công tác của Chính phủ, trong đó trọng tâm là báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ hàng năm theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như tình hình thi hành Hiến pháp, luật nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội. Đối với báo cáo của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ cần có quy định về yêu cầu nội dung, hình thức, dung lượng của báo cáo, chế độ báo cáo (hàng năm, hàng quý hay hàng tháng ) và cả quy định về trách nhiệm khi có những thông tin sai lệch, không chính xác, không kịp thời trong báo cáo.
Các báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội đối với các báo cáo của Chính phủ phải nêu rõ những mặt được, chưa làm được, những hạn chế cần khắc phục và nêu lên những kiến nghị, giải pháp cụ thể.
+ Trong hoạt động chất vấn, cần phân định rõ loại vấn đề để xác định nên đưa những vấn đề có tầm cỡ, phạm vi nào ra chất vấn tại phiên họp toàn thể, còn loại chất vấn nào để các cơ quan hữu quan trả lời bằng văn bản. Điều này sẽ tránh được tình trạng có câu hỏi chất vấn hết sức cụ thể, tỉ mỉ chiếm nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại không cao, không đáp ứng được sự mong đợi của đông đảo cử tri cả nước. Đại biểu Quốc hôị, Đoàn đại biểu Quốc hội cần chọn lọc những vấn đề bức xúc,bảo đảm nội dung chất vấn phù hợp, đúng tầm của chất vấn. Các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu kỹ nội dung chất vấn để trả lời cụ thể, ngắn gọn, đi thẳng vào những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, tránh tình trạng báo cáo dài, vòng vo, nặng nề đánh giá phân tích nhiều về tình hình, để đảm bảo tiết kiệm thời gian của Quốc hội.
Ba là, phải hoàn thiện bộ máy hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát, ở đây đòi hỏi tinh gọn bộ máy nhưng đủ để hoàn thành nhiệm vụ với hiệu suất cao nhất. Muốn vậy, việc chuyển từ chế độ làm việc kiêm nhiệm sang chế độ làm việc
chuyên trách phải được tính toàn kỹ lưỡng, nhưng khẩn trương và mạnh dạn. Đồng thời, tăng thêm thẩm quyền cho các cơ quan của Quốc hội trong việc thực thi quyền giám sát.
Bốn là, thành lập một cơ quan giám sát của Quốc hội
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau nên thành lập một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát như: Uỷ ban giám sát… có thể tạo ra sự chủ động của Quốc hội trong việc thực hiện “ quyền giám sát tối cao” một cách thực tế, có hiệu lực và hiệu quả. Uỷ ban giám sát này, có thể có chức năng tương tự như Toà án Hiến pháp ở một số nước. Đó là: xem xét và trình lên Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ( khi Quốc hội không họp) quyết định tính hợp hiến và hợp pháp các văn bản pháp quy do Chính phủ và các cơ quan Nhà nước khác ban hành; theo dõi và trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ( khi Quốc hội không họp) quyết định xử lý những sai phạm trong điều hành hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp cao và giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giữa Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, cần nghiên cứu tổ chức các cơ quan hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động giám sát của Quốc hội như: “Cơ quan nghiên cứu các chính sách của Chính phủ, cơ quan phân tích tài chính – ngân sách, cơ quan kiểm toán, Thanh tra Quốc hội…để hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng có hiệu lực trên cơ sở các nghiên cứu mang tính khách quan của các cơ quan nói trên. Ví dụ như Uỷ ban kiểm toán của Quốc hội sẽ chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chi tiêu, thanh quyết toán ngân sách trong các hoạt động tài chính của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội để Quốc hội có quyết định phù hợp. Điều này sẽ đặc biệt có tác dụng hỗ trợ Quốc hội trong việc chống tham nhũng.
Năm là, tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Quốc hội thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát.
+ Về thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cần bổ sung quy định về những căn cứ làm cơ sở cho việc dự kiến
danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội là chủ thể có quyền quyết định cao nhất về danh sách những người trả lời chất vấn và những câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ được đưa ra chất vấn bằng miệng hoặc chất vấn bằng văn bản. Quyết định của Quốc hội cần được tiến hành trên cơ sở lấy biểu quyết của Quốc hội. Bên cạnh đó, để dự liệu cho những trường hợp khi một số chất vấn của đại biểu Quốc hội không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đưa vào danh sách để Quốc hội quyết định thì Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cần quy định những trường hợp đó cũng phải được Quốc hội đưa ra bỏ phiếu biểu quyết. Cần nghiên cứu hình thức liên danh chất vấn giữa một số các đại biểu Quốc hội để bổ sung trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội để làm phong phú thêm cách thức chất vấn và làm cho vấn đề chất vấn được tập trung như tạo sức ép đối với đối tượng bị chất vấn. Hiệu quả chất vấn có thể được nâng lên.
Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội không nên chỉ tập trung vào 2 hoặc 3 ngày cuối kỳ họp mà nên coi chất vấn là một hoạt động phải được tiến hành thường xuyên trong suốt kỳ họp. Do đó, nên bố trí mỗi ngày một giờ đồng hồ cho hoạt động chất vấn. Những vấn đề chất vấn và nội dung chất vấn, câu trả lời chất vấn, các kết luận về vấn đề chất vấn do Chủ toạ kết luận và Nghị quyết về vấn đề chất vấn (nếu có) cần phải được thể hiện theo quy trình cụ thể hơn và được ghi vào biên bản của kỳ họp, đồng thời được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và để bảo đảm cho hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động của đại biểu dân cử, ngoài những thông tin được cung cấp trên báo chí và phương tiện truyền thông, nếu cử tri có yêu cầu được cung cấp thông tin về việc trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội và giữa hai kỳ họp Quốc hội thì Quốc hội phải có kế hoạch cung cấp thông tin cho cử tri một cách đầy đủ, cụ thể và kịp thời.
Bổ sung hình thức chất vấn cho các cơ quan của Quốc hội để Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội được quyền chủ động trong giám sát. Có
như vậy các vấn đề giám sát mởi trở nên minh bạch và kịp thời khi các cơ quan của Quốc hội có đủ công cụ giám sát hữu hiệu.
+ Về thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, cần sửa đổi quy định về thẩm quyền trình Quốc hội xem xét vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm. Không nên chỉ quy định thẩm quyền này thuộc về Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà phải xác định cho các chủ thể khác như: Đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đó, Quốc hội biểu quyết và quyết định theo đa số phiếu. Để tránh sự tuỳ tiện trong việc trình kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, việc quy định số lượng nhất định đại biểu Quốc hội là cần thiết, tuy nhiên nếu quy định là 20% tổng số đại biểu Quốc hội e rằng đây là con số quá lớn làm cho việc bỏ phiếu tín nhiệm khó áp dụng trong thực tiễn ngay từ giai đoạn trình kiến nghị. Do đó, nếu không bỏ được hạn chế số lượng kiến nghị của đại biểu Quốc hội thì nên áp dụng theo quy định của hầu hết các nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Thuỷ Điển là kiến nghị của ít nhất 10% tổng số đại biểu Quốc hội hoặc cũng có thể căn cứ tù đề nghị của ít nhất là 10 đoàn đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, các chủ thể khi thực hiện quyền trình kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm phải kèm theo dự thảo Nghị quyết trình bày trước Quốc hội cơ sở của kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Ngoài ra, để hoạt động giám sát thông qua chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội đạt được hiệu quả thì Quốc hội cần chú trọng tới hoạt động điều tra. Tuy nhiên, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành chỉ quy định cho Uỷ ban lâm thời tiến hành hoạt động điều tra là chưa đủ. Hoạt động điều tra có thể do Quốc hội trực tiếp thực hiện và có thể được tiến hành ngay trong phiên chất vấn của Quốc hội với sự triệu tập nhân chứng. Nhân chứng ở đây có thể là lãnh đạo hoặc người trực tiếp thực hiện công việc cùng với đối tượng bị giám sát và các cá nhân có liên quan đến vụ việc. Trên cơ sở điều tra tại chỗ như vậy, Quốc hội và đại biểu Quốc hội đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của đối tượng bị giám sát đề từ đó có cơ sở để thể hiện thái độ của
mình đối với đối tưọng bị chất vấn và nội dung chất vấn. Qua đó, Quốc hội có cơ sở khách quan hơn để đề ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn.
+ Cần có các quy định cụ thể về các chế tài giám sát để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của giám sát.
Chế tài giám sát tối cao của Quốc hội là các phán quyết mang tính chính trị - pháp lý ở tầm vĩ mô có nội dung thể hiện thái độ phê bình, khiển trách và cao nhất là bỏ phiếu tín nhiệm đối với đối tượng giám sát. Phải nhận thức rằng ý nghĩa chính trị của chế tài giám sát qua hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là rất mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Vì vậy, cần quy định chi tiết và cụ thể việc thực hiện các chế tài này. Ví dụ như trường hợp nào thì ra Nghị quyết về chất vấn? trường hợp nào thì Quốc hội ra Nghị quyết phê bình khiển trách Chính phủ? Trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII vừa qua, Chính phủ nhận trách nhiệm trong 4 vấn đề để dẫn đến tình trạng lạm phát, nhưng Nghị quyết của Quốc hội không thể hiện thái độ của mình phê bình khiển trách Chính phủ. Nên quy định cụ thể, bao nhiêu lần khiển trách, phê bình có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng. Luật quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình.
Sáu là, tăng cường bộ máy giúp việc giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu, phục vụ công tác giám sát.
Để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát của Quốc hội tại các kỳ họp, hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Quốc