Bài 39: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 6 từ tiết 30 đến hết năm (Trang 33 - 34)

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ

- Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ - Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Giáo dục ý thức tôn trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to cây dưong xỉ và cây dưong xỉ mang túi bào tử - Vật mẫu: cây dương xỉ

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà. - Vật mẫu: cây dương xỉ

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp dùng lời

- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

19.Ổn định lớp

20. Kiểm tra bài cũ

2.1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có ...,……….., chưa có...thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có...Rêu sinh sản bằng ...được chứa trong ...cơ quan này nằm ở ...cây rêu

Yêu cầu: Lần lượt từ cần điền thân, lá, rễ, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn 2.2. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?

Yêu cầu: Các thực vật sống ở trên cạn cần phải có bộ phận để hút nước và thức

ăn (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây (bó mạch)

Những đặc điểm cấu tạo của rêu còn đơn giản nên chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Vì thế rêu thường chỉ sống được ở nơi ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước thường nhỏ bé.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 6 từ tiết 30 đến hết năm (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w