Quan sát rong mơ:

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 6 từ tiết 30 đến hết năm (Trang 27 - 29)

- GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh rong mơ, trả lời câu hỏi : 1. Rong mơ có cấu tạo như thế nào?

2. Vì sao rong mơ có màu nâu?

3. So sánh hình dạng cấu tạo ngoài của rong mơ với cây bàng?

- GV nhận xét

- GV cần nhấn mạnh: Mặc dầu rong mơ cũng có dạng giống một cây với “thân”, “rễ”, “lá” nhưng đó không phải là thân, lá, rễ thật sự (nó bám vào đáy là nhờ giá bám ở gốc). Rong mơ chưa có thân, lá,… thật sự vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt chưa có mô dẫn (do dó nó phải sống trong nước); bộ phận giống quả chỉ là phao nổi, bên trong

- HS lắng nghe

- HS quan sát một sợi tảo trên tranh, trả lời câu hỏi đạt:

1. Có vách tế bào, nhân tế bào, thể màu.

2. Vì thể màu chứa diệp lục. - HS tự sửa lỗi và ghi bài - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh rong mơ, trả lời câu hỏi đạt:

1. HS mô tả theo sự hiểu biết 2. Vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu 3. Giống: hình dạng giống một cây Khác: chưa có rễ, thân, lá thật sự. - HS ghi bài - HS lắng nghe Kết luận: a. Quan sát tảo xoắn: Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật b. Quan sát rong mơ: Rong mơ có hình dạng giống một cây nhưn

chứa khí, giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.

- GV yêu cầu HS so sánh cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ

- GV tóm tắt ý kiến ở gốc bảng

- HS so sánh: giống nhau: cơ thể đa bào, chưa có thân, rễ, lá, có thể màu trong cấu tạo tế bào; khác nhau: hình dạng, màu sắc g chưa có rễ, thân, lá thật sự.

Hoạt động 2: Một vài tảo khác thường gặp

Mục tiêu : Thấy được tính đa dạng của tảo. Nêu được đặc điểm chung của tảo

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV sử dụng tranh -> giới thiệu một số tảo khác.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục

SGK tr.124, kết hợp với nội dung so sánh giữa tảo xoắn và rong mơ ở hoạt động trước -> hãy rút ra nhận xét đặc điểm thực vật bậc thấp có đặc điểm gì? - GV cung cấp thêm một vài loài tảo quí hiếm có ở Việt Nam:

+ Rong hồng vân: thuộc ngành Tảo đỏ,

gặp ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, có giá trị làm thuốc trị đại tràng, trĩ và dùng làm thực phẩm

+ Rong mơ mềm: thuộc ngành Tảo nâu, gặp ở Cẩm Phả, đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Khánh Hòa, làm thuốc trị đái tháo đường, bướu cổ, làm nguyên liệu chế biến alginat dùng trong công nghiệp

- HS lắng nghe

- HS đọc thông tin -> nhận xét sự đa dạng của tảo về: hình dạng, cấu tạo, màu sắc -> rút ra nhận xét đạt: tảo là thực vật bậc thấp, có một hay nhiều tế bào. - HS lắng nghe. Kết luận: Tảo là thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm một hay nhiề u tế bào, cấu tạo đơn giản, có diệp lục chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống ở nước .

Hoạt động 3: Vai trò của tảo

Mục tiêu : Nắm được vai trò của tảo trong nước

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS trả lời CH: 1. Tảo sống trong nước có lợi gì?

2.Với đời sống con người tảo có lợi gì?

3. Khi nào tảo có thể gây hại?

- GV nhận xét

- GV cung cấp thêm thông tin về:

+ Hiện tượng “nước nở hoa” + Ở vùng biển người ta thường vớt rong mơ về để làm phân bón

+ Một số vai trò của tảo.

- HS nghiên cưu thông tin, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo nội dung SGK -> nêu được vai trò của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người - HS ghi bài. - HS lắng nghe Kết luận: * Lợi ích:

- Tạo ra oxi và cung cấp thức ăn cho các ĐV ở nước.

- Làm thức ăn cho người và gia súc

- Cung cấp nguyên liệu cho làm phân bón, làm thuốc và nguyên liệu trong công nghiệp

* Tác hại: làm nhiễm bẩn nguồn nước, quấn quanh gốc cây lúa làm khó đẻ nhánh,…

V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

Đánh dấu vào câu trả lời đúng :

Câu 1: Cơ thể của tảo có cấu tạo : Câu 2: Tảo là thực vật bậc thấp vì:

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 6 từ tiết 30 đến hết năm (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w