Chương VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 6 từ tiết 30 đến hết năm (Trang 26)

Bài 37: TẢO

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp

- Tập nhận biết một số tảo thường gặp qua tranh vẽ và vật mẫu (nếu có) - Phân biệt được một tảo có dạng giống cây (rong mơ) với một cây xanh thực sự

- Hiểu rõ một số lời ích của tảo

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh tảo xoắn, rong mơ và một số tảo khác

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp dùng lời

- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

15.Ổn định lớp

16. Kiểm tra bài cũ

2.1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình

thái như thế nào? Nêu ví dụ.

Yêu cầu: Lá ở trên mặt nước có phiến lá to (súng, …), lá chìm trong nước có

phiến lá nhỏ, hình kim (rong đuôi chó,…)

Có cuống lá phình to, xốp để chứa khí giúp cây nổi trong nước như cây bèo tây

2.2. Cây sống ở sa mạc có những đặc điểm gì? Cho ví dụ.

Yêu cầu: Cây xương rồng sống ở sa mạc có lá biến thành gai để giảm thoát hơi

nước, thân mọng nước để dự trữ nước, thân có màu xanh do tế bào có chứa diệp lục tham gia quang hợp thay cho lá. Ngoài ra, một số loài cây còn có rễ phát triển ăn sâu vào đất để tìm nguồn nước.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 6 từ tiết 30 đến hết năm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w