Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang EU trong những

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐÔNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” ppt (Trang 28 - 33)

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ

3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang EU trong những

trong những năm gần đây

3.1. Hàng giày dép

EU là một thị trường rộng lớn với số dân gần 400 triệu người có mức sống cao vào loại nhất thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giầy dép rất lớn, bình quân 6-7 đôi/người/năm. Trong đó 50% giầy dép tiêu thụ ở khu vực này là được nhập khẩu theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên thị hiếu của người tiêu dùng Tây Âu rất khắt khe. Nguồn hàng thích hợp với thị trường EU là nguồn hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, khối lượng lớn, cung ổn định, thoả mãn thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Liên minh. Có thể nói thị trường EU hiện tại và tương lai là thị trường đầy tiềm năng cũng là thị trường đầy thách thức đối với hàng giầy dép của Việt Nam.

Trong những năm qua ngành da giầy Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đầu tư sản xuất , nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tìm kiếm bạn hàng, nâng cao

kim ngạch xuất khẩu. Thực tế, năm 1995 khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 850 triệu USD, thì kim ngạch xuất khẩu giầy dép mới đạt 481 triệu USD. Vì giầy dép và sản phẩm da Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chụi sự giám sát (phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký Hiệp định hợp tác (17/7/1995) nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh: năm 1999 đạt 937 triệu USD, năm 2000 đạt 1.039,3 triệu USD, năm 2001 đạt 1.163,1, năm 2002 đạt 1.327,9 triệu USD vượt xa mặt hàng dệt may đã từng giữ vị trí thống soái trong thời kỳ 1992-1995. Đăc biệt năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt nam sang EU đạt tốc độ tăng trưởng cao là 14,2%. Hàng giầy dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vào EU lớn nhất của Việt nam vì mặt hàng này được hưởng thuế ưu đãi GSP và Việt Nam và EU đã ký tắt biên bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán các sản phẩm giày dép tháng 8/1999, áp dụng từ 1/1/2000. Việc ký biên bản này tránh được khả năng EU áp đặt hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép của ta.

Theo số liệu của Bộ Thương Mại, tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng giầy dép của Việt Nam như sau: Năm 1999 đạt 11.135.9 triệu USD, năm 2000 đạt 13.962,8 triệu USD, năm 2001 đạt 15.027triệu USD, năm 2002 đạt 16,530,000 triệu USD. Nhưng cho tới nay, có nhiều số liệu khác nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép và sản phẩm da của Việt Nam. Nếu căn cứ vào số liệu của EU thì gần như 100% sản phẩm da giầy của ta được xuất vào thị trường này. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam thì chỉ xấp xỉ 50% (do Hải quan thống kê thị trường theo khách hàng, không thống kê theo điểm đến cuối cùng). Còn theo Tổng Công Ty Da Giầy Việt Nam thì tỷ trọng của EU là trên 80%. Qua các con số thống kê như vậy có thể thấy hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU phần lớn là thông qua trung gian và hình thức gia công. Nhưng dù sao thì tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU cũng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường này, giầy vải gần 20%, giầy nữ khoảng 15%, dép khoảng 17% và giầy da hơn 1,5% (theo thống kê của Bộ Thương mại-2002).

Thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Italia (8,1%), Hà Lan (7,9%), Tây Ban Nha (4,6%), Thụy Điển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp (0,8%), Áo (0,8%), Phần Lan (0,8%), Ai Len (0,6%), Bồ Đào Nha và Lúc Xăm Bua (0,3%).

Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhưng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm 70%- 80% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do: (1) Ngành giày không nhận được sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, hiện nay ngành này đang sống nhờ vào nguyên liệu ngoại và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng nước ngoài trong các khâu kỹ thuật, công nghệ, thiết kế mẫu và tiếp thị; (2)

Phương thức gia công và tốc độ tăng trưởng cao đã gây tâm lý chủ quan và dễ dãi trong ngành nên không cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, do đó mà chất lượng sản phẩm giày dép chưa cao và mẫu mã còn đơn điệu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì giày dép Việt Nam sẽ ở vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi họ xoá bỏ chế độ GSP và lúc đó các sản phẩm giày dép Việt Nam sẽ không thể giành phần thắng trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

3.2.Hàng dệt may.

Dệt may là ngành có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu lớn của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam gồm hai loại: thị trường có hạn ngạch ( gồm EU, Canađa, Thổ Nhĩ Kỳ) và không có hạn ngạch (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đông Âu và các nước trong khu vực). EU là thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại trong đó chỉ khoảng10-15% là tiêu dùng còn lại 85-90% là sử dụng theo mốt.

Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh,v.v... Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có Hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể, sau khi Hiệp định này được ký ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993, từ chỗ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU đến năm 1999 đã đạt gần 700 triệu và triển vọng năm 2000 sẽ tăng thêm khoảng 150 triệu USD. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34%- 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam.

Nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (46,9%), tiếp theo là Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tây Ban Nha (5,1%), Italia (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thụy Điển (1,9%), Áo (1,5%), Phần Lan (0,6%), Ai Len (0,4%), Lúc Xăm Bua (0,3%), Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%).

Sau nhiều năm thực hiện Hiệp định dệt may, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU lại đang gặp rất nhiều khó khăn: thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực, số hạn ngạch bị chia thành nhiều nhóm hàng, những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chất lượng cao ta vẫn chưa sản xuất được.

Cũng giống như mặt hàng giày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng trên 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Nguyên nhân là do: (1) Ngành dệt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may; (2) Sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; (3) Phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may; (4) Những rào cản trong thương mại dệt may tại thị trường EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong

thời gian tới, ngoài nỗ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN khác trên thị trường này khi EU hủy bỏ chế độ hạn ngạch.

3.3. Hàng nông sản.

Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sang EU là cà phê, cao su, gạo, chè, gia vị và một số rau quả. Các mặt hàng cao su, cà phê, chè của ta phần nào được tập trung thành các khu sản xuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp. Do vậy, những mặt hàng này xuất khẩu sang EU khá ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao. Chỉ riêng mặt hàng cà phê do giá giảm trên thị trường thế giới kể từ 1996 nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU có biến động song không nhiều. Gạo xuất khẩu sang EU chưa lớn lắm vì mức thuế nhập khẩu đối với gạo của ta vào thị trường này rất cao (100%). Gạo Việt Nam nhập khẩu vào EU chủ yếu được tái xuất sang một nước thứ ba. Rau quả Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gần đây, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng tương đối nhanh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của ta trong khối EU là Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Anh và Bỉ.

Cho đến nay, một số nông sản và thực phẩm Việt Nam vẫn chưa áp dụng các yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nên chưa thể xuất khẩu vào EU. Động vật và thực phẩm từ động vật là một thí dụ khá điển hình. Theo qui định của EU, nước xuất khẩu phải có kế hoạch và thiết bị đầy đủ để giám sát dư lượng độc tố trong nhóm hàng này, nhưng Cơ quan chức năng của ta chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Điều này xẩy ra đối với thịt động vật và mật ong.

3.4. Hàng thuỷ hải sản.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam (với tỷ trọng hàng năm chiếm khoảng 15%). Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang EU hàng ngàn tấn thuỷ sản trong đó chủ yếu là các loại tôm đông, mực, cá đông, cá hộp, thịt tôm hỗn hợp và một số loại thuỷ sản khác như nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Trước năm 1997 Việt Nam có xuất khẩu sang EU loại hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ với một khối lượng khá lớn do điều kiện biển Việt Nam thích hợp cho loại nhuyễn thể sinh sống, tuy nhiên đến tháng 7/1997 EU đã xét lại điều kiện nhập khẩu hàng nhuyễn thể vỏ hai mảnh và bổ sung các điều kiện vệ sinh môi trường cao hơn và đã tạm đình nhập khẩu loại hàng này ở hàng loạt các quốc gia trong đó có Việt Nam, điều này gây nên rất nhiều khó khăn cho ngành thuỷ sản Việt Nam.

Bộ Thuỷ sản Việt Nam ngay lập tức đã có các biện pháp để giải quyết tình hình khó khăn này, tạo mối quan hệ tốt với thị trường EU . Cụ thể, 10/1999 Việt Nam được EU chấp nhận đưa vào danh sách I các nước xuất khẩu thuỷ sản của EU ; ngày 18/11/1999, EU đã chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản Việt Nam (thuộc Bộ Thuỷ sản) là cơ quan kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam đủ điều kiện để EU uỷ quyền kiểm soát hàng thuỷ sản vào EU , đồng thời EU cũng

đã đưa hàng thuỷ sản Việt Nam vào danh sách ưu tiên loại I với đợt đầu có 18 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất thuỷ sản thẳng vào EU mà không cần phải có những thoả thuận song phương với từng nước trong Liên minh châu Âu như khi Việt Nam còn ở trong danh sách II trước đây. Năm 2000 Việt Nam là một trong số ít những nước được phép xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU và đến tháng 6/2000, 61 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam được EU công nhận có đủ điều kiện xuất khẩu vào EU .

Trong điều kiện như vậy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU tăng khá lớn trong các năm gần đây: năm 1999 đạt 89,1 triệu USD, năm 2000 đạt 100,3 triệu USD, năm 2001 đạt 116,7 triệu USD, năm 2002 đạt 98,2 triệu USD.

Các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam trong khối EU phải kể đến Bỉ (29,9%), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (15,4%), Anh (9,9%), Pháp (5,1%), Tây Ban Nha (4,1%), Thụy Điển (0,8%), Đan Mạch (0,8%), Hy Lạp (0,6%), Bồ Đào Nha (0,2%) và Áo (0,1%).

Về đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thuỷ sản EU thì không gay gắt như hàng dệt may, hàng giầy dép vì thuỷ sản là loại hàng hoá có tính đa dạng cao, nhu cầu sở thích của các nhóm dân cư rất phong phú; các nguồn hàng khai thác ở từng khu vực lại có những đặc trưng rất khác nhau mà giữa các khu vực đó có thể thay thế được. Hiện nay nhu cầu thuỷ sản ở thị trường EU còn rất lớn do đó còn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác.

3.5. Sản phẩm gỗ gia dụng

Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 16,6% (giai đoạn 1999- 2002), năm 1999 đạt 71,5 triệu USD, năm 2000 đạt 83,2 triệu USD, năm 2001 đạt 97,2 triệu USD, năm 2002 đạt 99,8 triệu USD. Đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển và hiện đang thâm nhập rất tốt vào EU - thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng EU về chất lượng và qui cách. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường tại EU vẫn đang gặp một số khó khăn chủ yếu như sau:

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Pháp (29,1%), tiếp đến là Anh (24,8%), Italia (12,6%), Hà Lan (9,0%), Bỉ (7,2%), Đức (6,8%), Đan Mạch (3,5%), Tây Ban Nha (2,8%), Thụy Điển (2,3%), Phần Lan (0,6%), Ai Len (0,6%), Áo (0,4%), Hy Lạp (0,1%) và Bồ Đào Nha (0,1%). Riêng thị trường Lúc Xăm Bua, mặt hàng này của Việt Nam chưa xâm nhập vào được.

Các Tổ chức Môi trường tại Anh và Hà Lan đã phát động chiến dịch chống lại việc mua đồ gỗ của Việt Nam vì cho rằng Việt Nam không những đang tàn phá rừng của mình mà còn tàn phá rừng của các nước láng giềng.

Để sản phẩm gỗ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kỹ đặc điểm của hệ thống phân phối đồ gỗ tại từng nước thành viên EU và chú trọng tới cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời cần lưu ý tới các tiêu chuẩn về môi trường và sử dụng lại sản phẩm (recycling).

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh (21,28%/năm), nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (theo số liệu của EU), mặc dù khả năng sản xuất của ta là rất lớn. Vậy, do đâu mà hàng thủ công mỹ nghệ chưa thâm nhập được nhiều vào EU cho dù cơ hội mở rộng thị trường này còn rất lớn. Nguyên nhân là do sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn đơn điệu, chất lượng kém và không đồng đều, vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng, thị trường EU còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, do phần lớn được làm tại nông thôn nên sản phẩm hết sức đơn điệu. Ngoài tính đơn điệu, sản phẩm còn bị nhược điểm quan trọng nữa là chất lượng kém và không đồng đều. Nguyên liệu thực vật do chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết, thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng đã góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không đồng đều, lô tốt lô xấu lẫn lộn. Hơn nữa, phí vận tải với cách tính cước theo khối

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐÔNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” ppt (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w