Đánh giá tổng quát thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU giai đoạn

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐÔNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” ppt (Trang 33 - 35)

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ

4. Đánh giá tổng quát thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU giai đoạn

EU giai đoạn từ 1999 đến nay

Nhìn vào thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 1999 đến nay, ta nhận thấy có một số ưu điểm và nhược điểm sau đây:

- Giai đoạn 1999-2002, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU tăng bình quân 8%/năm, đạt 3.149,93 triệu USD năm 2002, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với kết quả này chứng tỏ EU là đối tác hỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện thâm hụt cán cân thương mại. Thực tế cho thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt nam vào thị trường EU đã xuất hiện ngày càng nhiều những ngành hàng kỹ thuật cao, hàng hóa đã xuất hiện hầu hết ở 15 nước thành viên EU. Điều này cho thấy thị trường EU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

- Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU. Việt Nam đã và đang đặt trọng tâm tiêu thụ hàng công nghiệp và nông sản nhiệt đới chế biến, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử,v.v... vào thị trường rộng lớn này. Đồng thời, Việt Nam đã từng bước đầu tư nhằm tăng nhanh chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

- Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi chúng ta phải phát triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành trong nông nghiệp, trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm,v.v... riêng với ngành thủy sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng và năng lực hậu cần, dịch vụ làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu các vùng kinh tế. Đồng thời, sự phát triển về xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, chè; hàng công nghệ phẩm như may mặc, giày dép đã tạo cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra. Vai trò của ngành dệt may, giày dép, thủy hải sản đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Và cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.

4.2. Nhược điểm

- Hàng xuất khẩu Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều. Hàng của ta xuất sang EU nghèo về chủng loại, thường tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng, chiếm 3/4 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU. Sự tập trung cao độ này dễ gây ra hai nguy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, thứ nhất là khả năng dễ bị tổn thương đáng kể do những thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng EU

(chính sách thương mại của EU đột ngột thay đổi, gây bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam), thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía người tiêu dùng Châu Âu tăng lên và những áp lực “ổn định hoá” trong việc thâm nhập thị trường này. Mặt khác, chất lượng hàng Việt Nam không ổn định nên chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường EU. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do công nghệ chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không bảo đảm và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thị trường và giá cả, cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm. Trong khi đó, hầu hết các công ty nhập khẩu lớn của những thị trường như EU, Nhật Bản,v.v... đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên họ nắm bắt rất

kịp thời tình hình nguyên liệu của ta và đòi giảm giá khi chúng ta bước vào vụ thu hoạch. Điều này gây ra không ít thiệt thòi cho phía Việt Nam và cũng là câu trả lời tại sao các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam lại có tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam khá cao trong thời gian qua.

- Các doanh nghiệp Việt Nam còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, thậm chí còn bỡ ngỡ với thị trường Châu Âu. Không biết nắm bắt cơ hội, kém hiểu biết luật lệ của thị trường EU, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường, làm ăn tùy tiện, manh mún với một phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của Châu Âu. Ngay việc khai thác các công cụ GSP, OPT mà EU dành cho Việt Nam cũng chưa biết tận dụng và chưa hiệu quả. Cho đến nay, các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng được 50%-60% GSP của EU dành cho Việt Nam, để lãng phí 40%-50% GSP. Còn đối với OPT, chúng ta vẫn chưa tận dụng được hạn ngạch OPT này, vì gia công theo OPT là gia công trực tiếp với các nhà công nghiệp EU, do đó giá nguyên liệu đắt, phí vận chuyển cao và thủ tục xin giấy phép tạm nhập tái xuất qua EU rất phức tạp, nên giá thành sản phẩm rất cao không thể bán được trên thị trường EU.

- Môi trường đầu tư (cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật) và môi trường thương mại (cơ chế, chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu,v.v...) ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thông thoáng nên không có sức lôi cuốn và hấp dẫn mạnh mẽ các doanh nghiệp EU vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Để đảm bảo cho sự phát triển của các ngành công nghiệp non trẻ trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có một số qui định về nhập khẩu đối với một số nhóm hàng (trong đó có những nhóm EU rất có khả năng xuất khẩu) chưa thật phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ trong buôn bán quốc tế, tạm thời hạn chế xuất khẩu của EU vào Việt Nam. Vì thế mà EU chưa dành nhiều ưu đãi cho hàng xuất khẩu của ta và chúng ta vẫn chưa nhập khẩu được công nghệ nguồn từ EU để tạo tiền đề thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐÔNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” ppt (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w