Thực tiễn của việc vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học lịch

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy khoá trình lịch sử việt nam 1930 1945 (SGK lịch sử lớp 12) (Trang 26 - 28)

trong dạy học lịch sử ở trờng PTTH hiện nay.

Hiện nay, trong nhà trờng phổ thông, tình hình nhận thức về quan điểm dạy học mới - quan điểm dạy học nêu vấn đề và đợc áp dụng trong thực tiễn dạy học nh thế nào?

Để nắm đợc tình hình đó,chúng tôi đã trực tiếp tiến hành điều tra, phỏng vấn một số giáo viên ở các trờng sau:

Cô Lê Thị Hiền - Giáo viên trờng PTTH Lơng Đắc Bằng - Hoằng Hóa. Thầy Lê Quốc Bình - Giáo viên trờng PTTH Lam Sơn - Thanh Hóa. Thầy Nguyễn Duy Quân - Giáo viên trờng PTTH Hoằng Hóa III - Thanh Hóa. Cô Lê Thị Hòa - Giáo viên trờng PTTH Lý Tự Trọng - Thạch Hà - Hà Tĩnh.

Cô Hoàng Thị Yến - Giáo viên trờng Bán công thị xã Cửa Lò - Nghệ An Cô Phan Danh Hoa - Giáo viên trờng PTTH Lê Quý Đôn - Thạch Hà - Hà Tĩnh.

Thầy Lê Xuân Đồng - Giáo viên trờng PTTH Đào Duy Từ - Thanh Hóa. Cô Đỗ Nh Hoa - Giáo viên trờng PTTH Tống Duy Tân - Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.

Các giáo viên trên đây là những ngời có kinh nghiệm, có thâm niên công tác. Tổng hợp các ý kiến của giáo viên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau :

- Phần lớn các giáo viên đều duy trì cách dạy học truyền thống kiểu thầy đọc - trò ghi.

- Phơng pháp giảng dạy chủ yếu ở các trờng phổ thông từ trớc đến nay là thông báo và thuyết trình, chỉ có một số ít là kết hợp phân tích và diễn giảng.

- Một số giáo viên cho rằng việc vận dụng phơng pháp dạy học mới đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, tài liệu chuẩn lại rất thiếu và khó tìm, không phù hợp với điều kiện ở một số vùng. Do đó, việc sử dụng phơng pháp dạy học mới là rất hạn chế, có chăng cũng chỉ thực hiện đợc một phần nào đó do sự nỗ lực và tìm tòi của những cá nhân mà thôi.

Điều đó cho thấy vận dụng phơng pháp dạy học nêu vấn đề là hết sức mới mẻ - mới với thầy và bỡ ngỡ đối với trò. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nếu vận dụng đúng phơng pháp dạy học này thì hiệu quả sẽ rất cao.

Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng việc giảng dạy theo phơng pháp nêu vấn đề ít đợc quan tâm trong trờng phổ thông hiện nay. Điều đó một phần do thói quen ngại thay đổi của phần lớn giáo viên một phần do điều kiện khách quan đa lại. Thực tế đó đòi hỏi Đảng, Nhà nớc, các ban ngành có liên quan phải chú ý hơn nữa đến việc đổi mới phơng pháp giảng dạy, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, học chuyên đề… để các giáo viên có thể tiếp cận đợc một cách đầy đủ hơn và nắm bắt đợc rõ hơn các phơng pháp dạy học mới, đặc

biệt là phơng pháp dạy học nêu vấn đề, để góp phần nâng cao chất lợng và hiệu quả dạy học ở trờng phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy khoá trình lịch sử việt nam 1930 1945 (SGK lịch sử lớp 12) (Trang 26 - 28)